Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5142
Nhan đề: Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy. (Ngày công bố: 06-12-2022)
Tác giả: Nguyễn Tuấn, Đạt
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Chi
PGS.TS. Hà Trần Hưng
Từ khoá: Hồi sức cấp cứu và chống độc - 62720122
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: Nguyễn Tuấn Đạt
Tóm tắt: Tóm tắt tiếng việt: Nghiên cứu can thiệp có nhóm đối chứng (nhóm chứng hồi cứu) gồm 136 bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện được cấp cứu thành công có tái lập tuần hoàn tự nhiên được điều trị tại Khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch mai. 68 bệnh nhân được điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C trong thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2020. 68 bệnh nhân nhóm chứng hồi cứu được điều trị thường quy từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống ở nhóm hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C cao hơn so với nhóm chứng tại thời điểm ra viện (58,8% so với 33,8%; p = 0,003) cũng như tại thời điểm 6 tháng (51,5% so với 10,3%; p < 0,001). Kết cục thần kinh tốt ở nhóm hạ thân nhiệt cao hơn so với nhóm chứng tại thời điểm 30 ngày (36,7% so với 10,3%; p < 0,001) cũng như thời điểm 6 tháng (39,7% so với 10,3%;p < 0,001). Biểu đồ sống còn Kaplan-Meier của hai nhóm bệnh nhân cho thấy tại bất kỳ thời điểm nào trong 1 năm, tỉ lệ sống của nhóm điều trị hạ thân nhiệt đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Rét run là biến chứng gặp ở 100% bệnh nhân trong giai đoạn hạ nhiệt, được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc. Rối loạn kali máu, hạ kali máu trong giai đoạn hạ nhiệt độ (KT0 3,7 ± 0,8 so với KT351 3,5 ± 0,7; p = 0,011), tăng kali máu trong giai đoạn làm ấm (KT2 3,8 ± 0,7 so với KT352 4,2 ± 0,8; p = 0,007). 72,1% BN có tăng đường máu, xu hướng tăng trong giai đoạn hạ nhiệt, ổn định trong giai đoạn duy trì và giai đoạn làm ấm. Giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp (TC T0 287,7 ± 72,2 so với TC T4 163,1 ± 61,1; p < 0,001), chỉ có một bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 50 G/L. Nhịp chậm xoang gặp ở 10,3% BN. Nghiên cứu cho thấy điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C giúp cải thiện tỉ lệ sống sót cũng như kết cục thần kinh tốt cho bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện, không gây ra các biến chứng nặng cho bệnh nhân. Việc áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy vào hồi sức sau ngừng tuần hoàn ngoại viện ở Việt Nam là đóng góp quan trọng cho lý luận cũng như thực hành lâm sàng của chuyên ngành Hồi sức cấp cứu. Phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy có thể được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị Hồi sức cấp cứu trên toàn quốc.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5142
Bộ sưu tập: Luận án (nghiên cứu sinh)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
00_TVLA34DatHSCC.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
4.01 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
TÓM TẮT LUẬN ÁN - TIẾNG ANH.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
632.55 kBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
TÓM TẮT LUẬN ÁN - TIẾNG VIỆT.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
689.45 kBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.