Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4617
Nhan đề: Hội chứng chân không yên và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ
Tác giả: Nguyễn, Thị Khánh Huyền
Người hướng dẫn: Phan, Thế Cường
Lê, Thị Phượng
Từ khoá: chân không yên;thận nhân tạo
Năm xuất bản: 2023
Tóm tắt: Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome-RLS) là một rối loạn thần kinh cảm giác vận động có tỷ lệ mắc cao ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối và có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và tâm trạng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ nặng của hội chứng chân không yên và một số yếu tố liên quan đến hội chứng chân không yên trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: 257 bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ tại trung tâm Thận – tiết niệu và lọc máu bệnh viện Bạch Mai tham gia nghiên cứu được phỏng vấn để trả lời bộ câu hỏi để chẩn đoán của Nhóm nghiên cứu hội chứng chân không yên Quốc tế (IRLSSG), bộ câu hỏi trắc nghiệm lượng giá chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và thang điểm lo âu và trầm cảm của bệnh viện (HADS) Kết quả: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 51 trường hợp được chẩn đoán RLS chiếm 19,8%, trong đó độ tuổi 51-60 tuổi thường gặp nhất (39,2%). Chỉ số mức độ nặng của bệnh trung bình là 18,35 ± 7,84, trong đó số bệnh nhân bị mức độ nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng tương ứng là 13, 21, 14 và 3 bệnh nhân. Mức độ nặng của bệnh có liên quan tuyến tính với mức độ giảm chất lượng giấc ngủ (r =0,608; p=0,000) nhưng lại không liên quan đến lo âu và trầm cảm. Tuổi , giới tính và chỉ số BMI của bệnh nhân không có liên quan đến RLS. Thời gian lọc máu trung bình của nhóm bệnh nhân mắc RLS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc RLS (p=0,005). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số xét nghiệm Hemoglobin, sắt huyết thanh, chỉ số TSAT, Canxi, Phospho, tích số canxi – phospho và Albumin giữa nhóm bệnh nhân mắc và không mắc RLS. Bệnh lí mạn tính kèm theo, tình trạng thiếu máu và thiếu sắt cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm mắc và không mắc RLS. Kết luận: Hội chứng chân không yên gặp với tỷ lệ cao ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Mức độ nặng của bệnh có mối liên quan chặt chẽ với mức độ rối loạn giấc ngủ. Sự xuất hiện các rối loạn về lo âu và trầm cảm không liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Bệnh nhân mắc RLS có thời gian lọc máu trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không mắc RLS. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân mắc và không mắc RLS về tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, chỉ số BMI và các chỉ số xét nghiệm.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4617
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Nguyễn Thị Khánh Huyền - BSNT - Nội khoa - K46.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.07 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
Nguyễn Thị Khánh Huyền - BSNT - Nội khoa - K46.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
327.36 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.