Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4617
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhan, Thế Cường-
dc.contributor.advisorLê, Thị Phượng-
dc.contributor.authorNguyễn, Thị Khánh Huyền-
dc.date.accessioned2023-12-26T07:55:49Z-
dc.date.available2023-12-26T07:55:49Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4617-
dc.description.abstractHội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome-RLS) là một rối loạn thần kinh cảm giác vận động có tỷ lệ mắc cao ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối và có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và tâm trạng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ nặng của hội chứng chân không yên và một số yếu tố liên quan đến hội chứng chân không yên trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: 257 bệnh nhân đang lọc máu chu kỳ tại trung tâm Thận – tiết niệu và lọc máu bệnh viện Bạch Mai tham gia nghiên cứu được phỏng vấn để trả lời bộ câu hỏi để chẩn đoán của Nhóm nghiên cứu hội chứng chân không yên Quốc tế (IRLSSG), bộ câu hỏi trắc nghiệm lượng giá chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) và thang điểm lo âu và trầm cảm của bệnh viện (HADS) Kết quả: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 51 trường hợp được chẩn đoán RLS chiếm 19,8%, trong đó độ tuổi 51-60 tuổi thường gặp nhất (39,2%). Chỉ số mức độ nặng của bệnh trung bình là 18,35 ± 7,84, trong đó số bệnh nhân bị mức độ nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng tương ứng là 13, 21, 14 và 3 bệnh nhân. Mức độ nặng của bệnh có liên quan tuyến tính với mức độ giảm chất lượng giấc ngủ (r =0,608; p=0,000) nhưng lại không liên quan đến lo âu và trầm cảm. Tuổi , giới tính và chỉ số BMI của bệnh nhân không có liên quan đến RLS. Thời gian lọc máu trung bình của nhóm bệnh nhân mắc RLS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc RLS (p=0,005). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số xét nghiệm Hemoglobin, sắt huyết thanh, chỉ số TSAT, Canxi, Phospho, tích số canxi – phospho và Albumin giữa nhóm bệnh nhân mắc và không mắc RLS. Bệnh lí mạn tính kèm theo, tình trạng thiếu máu và thiếu sắt cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm mắc và không mắc RLS. Kết luận: Hội chứng chân không yên gặp với tỷ lệ cao ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Mức độ nặng của bệnh có mối liên quan chặt chẽ với mức độ rối loạn giấc ngủ. Sự xuất hiện các rối loạn về lo âu và trầm cảm không liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Bệnh nhân mắc RLS có thời gian lọc máu trung bình cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không mắc RLS. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân mắc và không mắc RLS về tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, chỉ số BMI và các chỉ số xét nghiệm.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Bệnh thận mạn và điều trị thay thế thận suy 3 1.1.1. Bệnh thận mạn 3 1.1.2. Biến chứng bệnh thận mạn 3 1.1.3. Điều trị 4 1.1.4. Ghép thận 5 1.1.5. Lọc màng bụng 6 1.1.6. Thận nhân tạo 6 1.2. Hội chứng chân không yên 9 1.2.1. Định nghĩa 9 1.2.2. Sinh lý bệnh 9 1.2.3. Chẩn đoán hội chứng chân không yên 11 1.2.4. Điều trị hội chứng chân không yên 13 1.3. Tình hình nghiên cứu hiện nay 15 1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài 15 1.3.2. Nghiên cứu trong nước 16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 2.2. Đối tượng nghiên cứu 17 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 17 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu 18 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 18 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 18 2.4. Phương pháp và kĩ thuật thu thập số liệu 19 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu: 20 2.6. Tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 23 2.7. Phương pháp xử lý số liệu 26 2.8. Đạo đức nghiên cứu 26 2.9. Sơ đồ nghiên cứu 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 28 3.1.1. Đặc điểm về giới 28 3.1.1. Đặc điểm về tuổivà BMI 29 3.1.2. Thời gian lọc máu 31 3.1.3. Tình trạng bệnh lý mạn tính kèm theo 31 3.2. Tỷ lệ mắc hội chứng chân không yên 32 3.2.1. Tỷ lệ mắc theo giới 32 3.2.2. Tỷ lệ mắc theo tuổi 33 3.2.3. Tỷ lệ mắc theo các bệnh lý ĐTĐ và THA 34 3.2.4. Tỷ lệ mắc theo chỉ số khối cơ thể (BMI) 35 3.3. Mức độ nặng của hội chứng chân không yên trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ 36 3.3.1. Mức độ nặng của các triệu chứng RLS 36 3.3.2. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với mức độ nặng của RLS. 37 3.3.3. Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và trầm cảm với mức độ nặng của RLS. 39 3.4. Các yếu tố lâm sàng liên quan đến RLS 40 3.4.1. Ảnh hưởng của các chỉ số nhân trắc học đến RLS 40 3.4.2. Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ và RLS 41 3.4.3. Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và trầm cảm và RLS 42 3.4.4. Mối liên quan giữa các bệnh lí kèm theo tới sự xuất hiện RLS 43 3.5. Các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến RLS 43 3.5.1. Ảnh hưởng của thời gian lọc máu đến RLS 43 3.5.2. Mối liên quan giữa thực trạng thiếu máu và thiếu sắt với sự xuất hiện RLS 44 3.5.3. Mối liên quan giữa calci, phospho, albumin huyết thanh và sự xuất hiện RLS 45 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 47 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính. 47 4.1.2. Thể trạng chung của đối tượng nghiên cứu 48 4.1.3. Đặc điểm về thời gian lọc máu 49 4.2. Đặc điểm RLS ở bệnh nhân TNTCK 50 4.2.1. Tỷ lệ mắc RLS 50 4.2.2. Mức độ nặng của các triệu chứng RLS 54 4.2.3. Mức độ ảnh hưởng của RLS đến cuộc sống 55 4.3. Các yếu tố liên quan đến RLS 60 4.3.1. Các yếu tố lâm sàng có liên quan đến RLS 60 4.3.2. Các yếu tố cận lâm sàng có liên quan đến RLS 62 KẾT LUẬN 65 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 67 KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC   DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số BMI theo Tổ chức y tế thế giới 23 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân loại Calci, phospho máu theo phân loại KDOQI 24 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và BMI của nhóm đối tượng nghiên cứu 29 Bảng 3.2. Thời gian lọc máu của nhóm đối tượng nghiên cứu 31 Bảng 3.3. Tình trạng mắc các bệnh lý mạn tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 31 Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc RLS theo các bệnh lý ĐTĐ và THA. 34 Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc RLS phân theo chỉ số BMI 35 Bảng 3.6. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân RLS 37 Bảng 3.7. Đặc điểm rối loạn lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân RLS 39 Bảng 3.8. So sánh chỉ số BMI, tuổi trung bình và giới tính của nhóm bệnh nhân mắc và không mắc RLS 40 Bảng 3.9. So sánh chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân TNTCK có và không mắc RLS 41 Bảng 3.10. So sánh tỷ lệ, mức độ rối loạn lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân TNTCK mắc và không mắc RLS 42 Bảng 3.11. Các bệnh lí kèm theo trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu 43 Bảng 3.12. So sánh thời gian lọc máu ở bệnh nhân mắc và không mắc RLS 43 Bảng 3.13. So sánh tình trạng thiếu máu và thiếu sắt ở bệnh nhân mắc và không mắc RLS 44 Bảng 3.14. So sánh tình trạng rối loạn chuyển hóa Canxi – phospho và thiếu albumin giữa bệnh nhân mắc và không mắc RLS 45 Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc RLS trên bệnh nhân TNTCK trong một số nghiên cứu trên thế giới 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Giới tính của nhóm đối tượng nghiên cứu 28 Biểu đồ 3.2. Phân bố độ tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 29 Biểu đồ 3.3. Thể trạng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 30 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc RLS theo giới 32 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc RLS theo tuổi 33 Biểu đồ 3.6. Mức độ nặng của các triệu chứng RLS trên bệnh nhân TNTCK. 36 Biểu đồ 3.7. mối liên quan giữa mức độ nặng của RLS và mức độ rối loạn giấc ngủ 38vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectchân không yênvi_VN
dc.subjectthận nhân tạovi_VN
dc.titleHội chứng chân không yên và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Thị Khánh Huyền - BSNT - Nội khoa - K46.pdf
  Restricted Access
1.07 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Nguyễn Thị Khánh Huyền - BSNT - Nội khoa - K46.docx
  Restricted Access
327.36 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.