Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3305
Nhan đề: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở BỆNH VAN HAI LÁ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN TIM MẠCH BỆNH VIỆN BẠCH MAI.
Tác giả: Nguyễn Mạnh, Hùng
Người hướng dẫn: Dương Đức, Hùng
Nguyễn Duy, Thắng
Từ khoá: Tăng áp động mạch phổi, van hai lá, viện Tim Mạch Bạch Mai, Phẫu thuật van hai lá, biến đổi áp lực động mạch phổi
Năm xuất bản: 23/10/2021
Tóm tắt: Bệnh van hai lá là bệnh phổ biến ở Việt Nam, với nguyên nhân có xu hướng chuyển dần từ thấp tim sang thoái hóa do tuổi thọ tăng và hiệu quả của chương trình phòng thấp cấp quốc gia1-3. Van hai lá bị tổn thương dẫn tới các bệnh hẹp van hai lá, hở van hai lá: đơn thuần, kết hợp hẹp – hở, hoặc kết hợp cùng với tổn thương khác tại tim2-4. Chẩn đoán bệnh van hai lá dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng, trong đó siêu âm Doppler tim đóng vai trò không thể thiếu giúp chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi sau mổ. Hiện nay, có hai phương pháp điều trị ngoại khoa bệnh van hai lá là phẫu thuật tạo hình van và phẫu thuật thay van hai lá. Tăng ALĐMP là một tình trạng huyết động và sinh lý bệnh được định nghĩa bởi tăng áp lực động mạch phổi trung bình (mPAP) ≥ 25 mmHg đo bằng thông tim phải lúc nghỉ, áp lực động mạch phổi bít (PAWP) ≥ 15 mmHg. Tăng ALĐMP đặc trưng bởi sự tăng, tiến triển kháng trở mạch phổi gây nên khó thở, giảm/ mất khả năng vận động gắng sức, dẫn tới suy tim phải và tử vong sớm5-6. Tăng ALĐMP có nguyên nhân tiên phát hoặc thứ phát, với hậu quả của các bệnh lý VHL gây ứ máu ở tim trái, đây là nhóm bệnh gây tăng ALĐMP thứ phát. Theo Brast RJ, McGoonM, Torbicki bằng siêu âm doppler tim qua thành ngực, tăng ALĐMP được xác định khi ALĐMP tâm thu ≥ 35mm Hg, ALĐMP tâm thu ≥65mm Hg được coi là tăng nặng6. Tăng ALĐMP gồm nhiều thể với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có biểu hiện lâm sàng tương tự nhau. Tại hội nghị khoa học được tổ chức tại Venice năm 2003 tăng ALĐMP do bệnh VHL được xếp vào nhóm II trong phân loại lâm sàng các bệnh gây tăng ALĐMP. Trước đây, các tác giả nhận định tăng ALĐMP nặng làm tăng nguy cơ tử vong sau mổ gấp 2-3 lần so với không có hoặc tăng ALĐMP nhẹ hoặc vừa5,7. Tại đơn vị phẫu thuật tim mạch C8 thuộc Viện Tim Mạch Việt Nam là một trong những cơ sở tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị cho nhiều bệnh nhân có bệnh về van tim. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá sớm sự biến đổi ALĐMP trước và sau phẫu thuật ở nhóm đối tượng bệnh VHL tại cơ sở này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả phẫu thuật và sự biến đổi áp lực động mạch phổi ở bệnh van hai lá được điều trị tại Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai”
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3305
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2021NTnguyenmanhhung.doc
  Tập tin giới hạn truy cập
55.23 MBMicrosoft Word
2021NTnguyenmanhhung.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.43 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.