Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3305
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDương Đức, Hùng-
dc.contributor.advisorNguyễn Duy, Thắng-
dc.contributor.authorNguyễn Mạnh, Hùng-
dc.date.accessioned2021-12-31T02:34:56Z-
dc.date.available2021-12-31T02:34:56Z-
dc.date.issued2021-10-23-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3305-
dc.description.abstractBệnh van hai lá là bệnh phổ biến ở Việt Nam, với nguyên nhân có xu hướng chuyển dần từ thấp tim sang thoái hóa do tuổi thọ tăng và hiệu quả của chương trình phòng thấp cấp quốc gia1-3. Van hai lá bị tổn thương dẫn tới các bệnh hẹp van hai lá, hở van hai lá: đơn thuần, kết hợp hẹp – hở, hoặc kết hợp cùng với tổn thương khác tại tim2-4. Chẩn đoán bệnh van hai lá dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng, trong đó siêu âm Doppler tim đóng vai trò không thể thiếu giúp chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi sau mổ. Hiện nay, có hai phương pháp điều trị ngoại khoa bệnh van hai lá là phẫu thuật tạo hình van và phẫu thuật thay van hai lá. Tăng ALĐMP là một tình trạng huyết động và sinh lý bệnh được định nghĩa bởi tăng áp lực động mạch phổi trung bình (mPAP) ≥ 25 mmHg đo bằng thông tim phải lúc nghỉ, áp lực động mạch phổi bít (PAWP) ≥ 15 mmHg. Tăng ALĐMP đặc trưng bởi sự tăng, tiến triển kháng trở mạch phổi gây nên khó thở, giảm/ mất khả năng vận động gắng sức, dẫn tới suy tim phải và tử vong sớm5-6. Tăng ALĐMP có nguyên nhân tiên phát hoặc thứ phát, với hậu quả của các bệnh lý VHL gây ứ máu ở tim trái, đây là nhóm bệnh gây tăng ALĐMP thứ phát. Theo Brast RJ, McGoonM, Torbicki bằng siêu âm doppler tim qua thành ngực, tăng ALĐMP được xác định khi ALĐMP tâm thu ≥ 35mm Hg, ALĐMP tâm thu ≥65mm Hg được coi là tăng nặng6. Tăng ALĐMP gồm nhiều thể với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có biểu hiện lâm sàng tương tự nhau. Tại hội nghị khoa học được tổ chức tại Venice năm 2003 tăng ALĐMP do bệnh VHL được xếp vào nhóm II trong phân loại lâm sàng các bệnh gây tăng ALĐMP. Trước đây, các tác giả nhận định tăng ALĐMP nặng làm tăng nguy cơ tử vong sau mổ gấp 2-3 lần so với không có hoặc tăng ALĐMP nhẹ hoặc vừa5,7. Tại đơn vị phẫu thuật tim mạch C8 thuộc Viện Tim Mạch Việt Nam là một trong những cơ sở tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị cho nhiều bệnh nhân có bệnh về van tim. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá sớm sự biến đổi ALĐMP trước và sau phẫu thuật ở nhóm đối tượng bệnh VHL tại cơ sở này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả phẫu thuật và sự biến đổi áp lực động mạch phổi ở bệnh van hai lá được điều trị tại Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai”vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Hệ tuần hoàn động mạch phổi và tăng ALĐMP. 3 1.1.1. Hệ tuần hoàn động mạch phổi 3 1.1.2. Tăng áp lực động mạch phổi 4 1.2. Bệnh van hai lá và tăng ALĐMP . 9 1.2.1. Nhắc lại về giải phẫu và ứng dụng trong phẫu thuật. 9 1.2.2. Bệnh van hai lá trong ngoại khoa. 15 1.2.3. Tăng ALĐMP và bệnh van hai lá. 24 1.3. Phẫu thuật tim hở điều trị bệnh van hai lá. 25 1.4. Nghiên cứu trên thế giới và trong nước về biến đổi ALĐMP trong bệnh van hai lá. 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 30 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 31 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu. 31 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá cho mục tiêu nghiên cứu 31 2.2.4. Nội dung nghiên cứu. 36 2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 38 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu. 38 2.4. Sơ đồ nghiên cứu. 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 40 3.1. Đặc Điểm Chung 40 3.1.1. Đặc điểm giới 40 3.1.2. Đặc điểm tuổi 41 3.2. Đặc Điểm Lâm Sàng 41 3.2.1. Thời gian phát hiện bệnh đến lúc mổ 41 3.2.2. Tiền sử bệnh lí van hai lá 42 3.2.3. Đặc điểm lâm sàng khi vào viện 42 3.3. Đặc Điểm Cận Lâm Sàng 44 3.3.1. Xquang ngực thẳng 44 3.3.2. Điện tim 44 3.3.3. Siêu âm tim qua thành ngực trước mổ 45 3.4. Đặc Điểm Trong Mổ. 47 3.4.1. Tuần hoàn ngoài cơ thể. 47 3.4.2. Tổn thương trong mổ. 48 3.4.3. Kĩ thuật mổ 48 3.5. Kết Quả Sau Mổ. 50 3.5.1. Thuốc cường tim-vận mạch sử dụng 24 giờ sau mổ. 50 3.5.2. Thời gian điều trị sau mổ. 51 3.5.3. Biến chứng sau mổ 51 3.5.4. Các chỉ số siêu âm tim đánh giá trong 30 ngày sau mổ 53 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58 4.1. Đặc Điểm Chung Của Nhóm Bệnh Nhân Nghiên Cứu 58 4.2. Đặc Điểm Lâm Sàng 59 4.2.1. Tiền sử 59 4.2.2. Đặc điểm lâm sàng 60 4.3. Đặc Điểm Cận Lâm Sàng 63 4.3.1. Xquang ngực thẳng 63 4.3.2. Siêu âm Doppler tim 64 4.4. Đặc Điểm Phẫu Thuật 69 4.4.1. Đặc điểm bảo vệ cơ tim và tuần hoàn ngoài cơ thể 69 4.4.2. Tổn thương trong mổ 71 4.4.3. Đường mở bộc lộ van hai lá và can thiệp lên tiểu nhĩ trái 71 4.4.4. Can thiệp lên van hai lá 72 4.4.5. Cỡ van và loại van sử dụng 73 4.5. Đặc Điểm Hậu Phẫu 73 4.5.1. Đặc điểm thuốc cường tim-vận mạch sau mổ 73 4.5.2. Thời gian điều trị sau mổ 74 4.5.3. Biến chứng sớm sau mổ 74 4.6. Siêu âm đánh giá sau mổ-Sự biến đổi ALĐMP sau mổ. 76 4.6.1. Các chỉ số SÂ tim sau mổ 76 4.6.2. Sự biến đổi áp lực động mạch phổi sớm sau phẫu thuật 78 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Giá trị các thông số ở người bình thường qua catheter động mạch phổi 6 Bảng 1.2. Thang điểm Wilkins trên siêu âm đánh giá van hai lá 18 Bảng 1.3. Mức độ hẹp van hai lá đánh giá trên siêu âm 19 Bảng 1.4. Phân độ hở van hai lá trên siêu âm tim 22 Bảng 1.5. Phân độ tăng áp lực động mạch phổi 25 Bảng 1.6. Chỉ số ALĐMP tâm thu và đường kính tâm trương thất trái sau mổ sửa VHL 28 Bảng 2.1. Phân độ khó thở theo NYHA 31 Bảng 3.1. Thời gian phát hiện bệnh đến lúc mổ 41 Bảng 3.2. Tiền sử bệnh lí van hai lá 42 Bảng 3.3. Phân bố các dấu hiệu trên lâm sàng 43 Bảng 3.4. Xquang ngực thẳng 44 Bảng 3.5. Các dấu hiệu của Xquang ngực thẳng 44 Bảng 3.6. Chẩn đoán bằng siêu âm trước mổ 45 Bảng 3.7. Các chỉ số siêu âm tim qua thành ngực trước mổ. 45 Bảng 3.8. Đặc điểm ALĐMP tâm thu theo phân loại 45 Bảng 3.9. Kích thước nhĩ trái ở nhóm nhịp xoang và rung nhĩ. 46 Bảng 3.10. Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể và thời gian mổ 47 Bảng 3.11. Đặc điểm bảo vệ cơ tim 47 Bảng 3.12. Đặc điểm tổn thương van hai lá trong mổ. 48 Bảng 3.13. Đường mổ tiếp cận van hai lá Error! Bookmark not defined. Bảng 3.14. Kĩ thuật lấy huyết khối và can thiệp lên nhĩ trái 48 Bảng 3.15. Đặc điểm phẫu thuật 49 Bảng 3.16. Hãng van và trung bình cỡ van được sử dụng với BN thay van 49 Bảng 3.17. Can thiệp trên van ba lá 50 Bảng 3.18. Thời gian điều trị sau mổ 51 Bảng 3.19. Biến chứng sau mổ 51 Bảng 3.20. Thay đổi kích thước các buồng tim và ALĐMP, chênh áp. 53 Bảng 3.21. Sự biến đổi ALĐMP tâm thu giữa các nhóm. 54 Bảng 3.22. Sự biến đổi ALĐMP trung bình giữa các nhóm. 55 Bảng 3.23. Tương quan giữa ALĐMP tâm thu và kích thước buồng tim trước mổ 55 Bảng 3.24. Tương quan giữa ALĐMP tâm thu sau mổ và kích thước các buồng tim 56 Bảng 3.25. Sự biến đổi ALĐMP của nhóm phân loại 56 Bảng 4.1. Tuổi trong nghiên cứu so với các nghiên cứu khác 58 Bảng 4.2. Tỉ lệ thấp tim trong nghiên cứu với các nghiên cứu khác. 59 Bảng 4.3. Tỉ lệ khó thở theo NYHA so với các tác giả nước ngoài. 61 Bảng 4.4. So sánh tỉ lệ rung nhĩ với các nghiên cứu khác. 62 Bảng 4.5. So sánh tỉ lệ các thể bệnh VHL với các nghiên cứu khác. 64 Bảng 4.6. So sánh kích thước các buồng tim với các nghiên cứu khác 66 Bảng 4.7. So sánh thời gian chạy máy, kẹp chủ. 70 Bảng 4.8. Tỉ lệ tử vong so với các nghiên cứu của các tác giả trong nước. 75 Bảng 4.9. ALĐMP tâm thu trước-sau mổ với các nghiên cứu khác. 78 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 40 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 41 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo mức độ NYHA 42 Biểu đồ 3.4. Đặc điểm điện tâm đồ 44 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ giữa các nhóm bệnh nhân chức năng thất trái còn bảo tồn và có suy giảm. 46 Biểu đồ 3.6. Đặc điểm sử dụng vận mạch sau mổ. 50 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ phân tán mối liên quan giữa kích thước thất phải và ALĐMP trước mổ. 56 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hệ tuần hoàn động mạch phổi 3 Hình 1.2. Biến đổi trên mạch máu phổi do tăng áp 4 Hình 1.3. Các mốc đo thăm dò với Catheter Swan-Ganz 6 Hình 1.4. Đo ALĐMP bằng siêu âm Doppler tim qua thành ngực 7 Hình 1.5. Giải phẫu van hai lá (nhìn từ mặt nhĩ) 10 Hình 1.6. Dạng yên ngựa của vòng van hai lá 10 Hình 1.7. Các cấu trúc liên quan vòng van hai lá 11 Hình 1.8. Hai nhóm cơ nhú chính 13 Hình 1.9. Các dạng cơ nhú và dây chằng 13 Hình 1.10. Các nhóm dây chằng van hai lá 14 Hình 1.11. Các dạng dây chằng bám tương ứng các vùng lá van hai lá 15 Hình 1.12. Hẹp và vôi hóa van 2 lá do thấp tim 16 Hình 1.13. Điện tim rung nhĩ 17 Hình 1.14. Phim X quang hẹp hai lá 18 Hình 1.15. Siêu âm hẹp VHL do dày dính, vôi hóa lá van, vòng van. 18 Hình 1.16. Phân loại cơ chế hở van theo Carpentier 21 Hình 1.17. Hình ảnh sa van trên siêu âm 2D mặt cắt trục dọc 23 Hình 2.1. Máy siêu âm Doppler màu Philips EPIQ 5 đang được sử dụng 35vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectTăng áp động mạch phổi, van hai lá, viện Tim Mạch Bạch Mai, Phẫu thuật van hai lá, biến đổi áp lực động mạch phổivi_VN
dc.titleKẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở BỆNH VAN HAI LÁ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN TIM MẠCH BỆNH VIỆN BẠCH MAI.vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTnguyenmanhhung.doc
  Restricted Access
55.23 MBMicrosoft Word
2021NTnguyenmanhhung.pdf
  Restricted Access
3.43 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.