Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/538
Title: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP |
Authors: | ¬TỐNG THỊ HUYỀN |
Advisor: | TS.BS. TRẦN THỊ TÔ CHÂU |
Issue Date: | 27/9/2018 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Citation: | Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh lý viêm tự miễn hệ thống không rõ nguyên nhân phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số thế giới. Quá trình tổn thương khớp mạn tính gây ra các triệu chứng như sưng, đau hậu quả để lại di chứng tàn tật, ảnh hưởng tinh thần của người bị bệnh, xã hội cũng như thách thức về kinh tế. Những tổn thương ngoài khớp và bệnh lý phối hợp ở bệnh nhân VKDT làm tăng tỷ lệ tử vong [1], [2]. Tổn thương cơ bản của bệnh là tổn thương màng hoạt dịch, hậu quả của quá trình viêm mãn tính dẫn đến phá hủy cấu trúc xương và sụn khớp. Ngoài tổn thương các khớp ngoại như bàn ngón, ngón gần thì tổn thương cột sống cổ cũng là tổn thương hay gặp trong đó hay gặp nhất là tổn thương cột sống cổ (CSC) C1, C2 [3], [4]. Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến tổn thương cột sống cổ ở BN VKDT được thực hiện bởi Garrod năm 1890 cho thấy có 35% (178/500) bệnh nhân VKDT có tổn thương cột sống cổ. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này có thể lên tới 80% bệnh nhân biểu hiện tổn thương trên phim X – quang. Tổn thương cột sống cổ có thể biểu hiện sớm ngay trong 2 năm đầu tiên bị bệnh [3], [4]. Bên cạnh tổn thương hay gặp ở C1 và C2 thì tổn thương CSC thấp ít gặp hơn biểu hiện là trật khớp dưới trục kiểu trượt đốt sống ra trước, có thể trật một đốt hoặc trật đa tầng [5], [6]. Biểu hiện tổn thương cột sống cổ trên lâm sàng có thể gặp đau đầu vùng chẩm, cột sống cổ, đau vùng mặt do chèn ép rễ thần kinh C2… Nếu tổn thương tiến triển nặng gây hậu quả chèn ép tủy gây ra biểu hiện tổn thương thần kinh như rối loạn cảm giác, liệt tứ chi. Khoảng 10% bệnh nhân có nguy cơ bị đột tử do chèn ép tủy cổ mà không có biểu hiện trên lâm sàng trước đó theo nghiên cứu của Delamarter [7], [8]. Mặc dù đau cổ, đau đầu vùng chẩm cùng tổn thương trên phim X- quang biểu hiện mất vững các khớp vùng cột sống cổ – chẩm gặp 10 - 85% nhưng biểu hiện về thần kinh chỉ gặp 10 -60% bệnh nhân [3], [9]. Phần lớn BN có tổn thương bất thường trên X - quang nhưng không có triệu chứng lâm sàng trong nhiều năm. Do vậy chẩn đoán và điều trị sớm tổn thương CSC xuất hiện ở bệnh viêm khớp dạng thấp nên được quan tâm và đánh giá trong điều trị BN [1], [3], [8]. Tổn thương cột sống cổ thường bắt đầu sớm trong quá trình bị bệnh và tiến triển liên quan chặt chẽ với mức độ hoạt động bệnh [3], [10]. Có nhiều nghiên cứu đánh giá BN có nguy cơ tử vong khi tiến triển bệnh kéo dài và nặng hơn nếu không được điều trị bệnh ngay trong 2 năm đầu của bệnh [6], [11], [12]. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về biểu hiện lâm sàng, tổn thương chẩn đoán hình ảnh ở khớp ngoại vi và tổn thương cột sống cổ trên bệnh nhân VKDT. Tuy nhiên các dữ liệu về các tổn thương cột sống cổ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp những năm gần đây còn thiếu, đặc biệt là ở Việt Nam hầu như không có. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành “ Nghiên cứu đặc điểm tổn thương cột sống cổ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá đặc điểm tổn thương cột sống cổ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan giữa tổn thương cột sống cổ và đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng của bệnh. |
Abstract: | Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh lý viêm tự miễn hệ thống không rõ nguyên nhân phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số thế giới. Quá trình tổn thương khớp mạn tính gây ra các triệu chứng như sưng, đau hậu quả để lại di chứng tàn tật, ảnh hưởng tinh thần của người bị bệnh, xã hội cũng như thách thức về kinh tế. Những tổn thương ngoài khớp và bệnh lý phối hợp ở bệnh nhân VKDT làm tăng tỷ lệ tử vong [1], [2]. Tổn thương cơ bản của bệnh là tổn thương màng hoạt dịch, hậu quả của quá trình viêm mãn tính dẫn đến phá hủy cấu trúc xương và sụn khớp. Ngoài tổn thương các khớp ngoại như bàn ngón, ngón gần thì tổn thương cột sống cổ cũng là tổn thương hay gặp trong đó hay gặp nhất là tổn thương cột sống cổ (CSC) C1, C2 [3], [4]. Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến tổn thương cột sống cổ ở BN VKDT được thực hiện bởi Garrod năm 1890 cho thấy có 35% (178/500) bệnh nhân VKDT có tổn thương cột sống cổ. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này có thể lên tới 80% bệnh nhân biểu hiện tổn thương trên phim X – quang. Tổn thương cột sống cổ có thể biểu hiện sớm ngay trong 2 năm đầu tiên bị bệnh [3], [4]. Bên cạnh tổn thương hay gặp ở C1 và C2 thì tổn thương CSC thấp ít gặp hơn biểu hiện là trật khớp dưới trục kiểu trượt đốt sống ra trước, có thể trật một đốt hoặc trật đa tầng [5], [6]. Biểu hiện tổn thương cột sống cổ trên lâm sàng có thể gặp đau đầu vùng chẩm, cột sống cổ, đau vùng mặt do chèn ép rễ thần kinh C2… Nếu tổn thương tiến triển nặng gây hậu quả chèn ép tủy gây ra biểu hiện tổn thương thần kinh như rối loạn cảm giác, liệt tứ chi. Khoảng 10% bệnh nhân có nguy cơ bị đột tử do chèn ép tủy cổ mà không có biểu hiện trên lâm sàng trước đó theo nghiên cứu của Delamarter [7], [8]. Mặc dù đau cổ, đau đầu vùng chẩm cùng tổn thương trên phim X- quang biểu hiện mất vững các khớp vùng cột sống cổ – chẩm gặp 10 - 85% nhưng biểu hiện về thần kinh chỉ gặp 10 -60% bệnh nhân [3], [9]. Phần lớn BN có tổn thương bất thường trên X - quang nhưng không có triệu chứng lâm sàng trong nhiều năm. Do vậy chẩn đoán và điều trị sớm tổn thương CSC xuất hiện ở bệnh viêm khớp dạng thấp nên được quan tâm và đánh giá trong điều trị BN [1], [3], [8]. Tổn thương cột sống cổ thường bắt đầu sớm trong quá trình bị bệnh và tiến triển liên quan chặt chẽ với mức độ hoạt động bệnh [3], [10]. Có nhiều nghiên cứu đánh giá BN có nguy cơ tử vong khi tiến triển bệnh kéo dài và nặng hơn nếu không được điều trị bệnh ngay trong 2 năm đầu của bệnh [6], [11], [12]. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về biểu hiện lâm sàng, tổn thương chẩn đoán hình ảnh ở khớp ngoại vi và tổn thương cột sống cổ trên bệnh nhân VKDT. Tuy nhiên các dữ liệu về các tổn thương cột sống cổ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp những năm gần đây còn thiếu, đặc biệt là ở Việt Nam hầu như không có. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành “ Nghiên cứu đặc điểm tổn thương cột sống cổ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá đặc điểm tổn thương cột sống cổ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan giữa tổn thương cột sống cổ và đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng của bệnh. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/538 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Tong Thi Huyen_Noi khoa.pdf Restricted Access | 1.99 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.