Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5339
Nhan đề: | ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 NGƯỜI LỚN MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN GIA LÂM |
Tác giả: | Ngô, Trọng Hiếu |
Người hướng dẫn: | GS.TS. Bùi Vũ Huy, Bùi Vũ Huy |
Từ khoá: | ngotronghieu |
Năm xuất bản: | 2024 |
Tóm tắt: | KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 385 bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình trong nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng - Nữ giới chiếm ưu thế(tỷ lệ Nam/nữ = 0.76/1). Nhóm tuổi 16-30 Bệnh gặp chủ yếu(51,4%) hầu hết bệnh nhân có yếu tố dịch tễ tiếp xúc/chăm sóc bệnh nhân(91,2%). Số bệnh nhân được tiêm 1 mũi vắc xin chiếm 3,9% và tiêm 2 mũi chiếm 10,9%; bệnh nhân có tiền sử bệnh nền chiếm 10,1%. - Biểu hiện lâm sàng thường gặp: + Ho (95,1%), trong đó 64,7% bệnh nhân ho đờm, thời gian ho > 10 ngày chiếm 53,1% + Sốt (77,4%), gồm 71,4% bệnh nhân có sốt mức độ nhẹ; 47,3% có thời gian sốt < 3 ngày + Đau họng (63,1%) + Có 40,8% có biểu hiện khó thở + Ngoài ra còn gặp một số dấu hiệu khác có tuần xuất thấp như đi ngoài phân lỏng, hắt hơi, đau cơ, chảy mũi, mất vị giác + Không có sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng giữa hai giới nam và nữ - Đặc điểm cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh nhân trung bình có một số đặc điểm sau + Tăng bạch cầu chiếm 3,9%; giảm bạch cầu 16,1% + Thiếu máu nhẹ 15,1% + Tỷ lệ bệnh nhân tăng CRP là 26,8%, trong đó 20% tăng từ 10-30 g/l + Tỷ lệ bệnh nhân tăng ure là 3,4%; tăng Creatinin là 1,0% + Bệnh nhân có AST > 40U/l chiếm 22,0%; ALT > 40U/l chiếm 18,1%; CK > 190 U/l chiếm 7,8%; K+ < 3,5 mmol/l chiếm 58,6% + Trên phim Xquang thời điểm nhập viện tổn thương 1 bên phổi 13%; tổn thương 2 bên phổi 14,5%;tỷ lệ tổn thương phổi thùy giữa cao nhất chiếm 54,1%. + Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) giữa nam và nữ các chỉ số: Số lượng Hồng cầu, tiểu cầu… - Chẩn đoán: 71,7% bệnh nhân được chẩn đoán Viêm họng/COVID-19; 27,5% chẩn đoán Viêm phổi/COVID-19 2. Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan - Thời gian điều trị trung bình là 17,1 ± 6,7 ngày - 40,3% bệnh nhân được chỉ định phối hợp 2-3 loại kháng sinh, thường sử dụng là Azithromycin ( 40,5%) và Augmentin ( 37,7%); thời gian điều trị Kháng sinh 6-10 ngày chiếm 58,9%. - Biện pháp hỗ trợ điều trị thường sử dụng là long đờm (55,3%) và thở oxy kính (40,8%). - Nghiên cứu có 8,6% bệnh nhân chuyển độ từ trung bình sang nặng . - Phân tích hồi quy logistic đơn biến: sốt > 38 độ C, AST > 40 U/l và CRP > 10g/l là chỉ số có liên quan đến nguy cơ chuyển nặng của bệnh nhân COVID-19 mức độ trung bình. - Phân tích hồi quy đa biến: có bệnh nền, sốt > 380C, enzyme gan AST > 40(U/L), CRP > 10 (g/L) là những chỉ số có giá trị tiên lượng bệnh sẽ chuyển mức độ nặng. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5339 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Luận văn CK2 - BS Hiếu Đã Sửa theo TS Ngân (1).pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.71 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn | |
Luận văn CK2 - BS Hiếu Đã Sửa theo TS Ngân.doc Tập tin giới hạn truy cập | 2.93 MB | Microsoft Word |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.