Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5308
Nhan đề: | THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG (CISS-SSC-V-13) CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tác giả: | Bùi, Thị Trang |
Người hướng dẫn: | Nguyễn, Thành Long Nguyễn, Văn Phi |
Từ khoá: | Căng thẳng;chiến lược ứng phó;stress |
Năm xuất bản: | 29/6/2024 |
Tóm tắt: | Đặt vấn đề: Căng thẳng trên sinh viên Điều dưỡng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Các chiến lược ứng phó với căng thẳng được sinh viên sử dụng như thế nào, do đó em tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng căng thẳng và chiến lược ứng phó với căng thẳng. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng căng thẳng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 307 sinh viên Điều dưỡng từ năm 1 đến năm 4 của 6 lớp tại Trường Đại học Y Hà Nội, kết quả thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỉ lệ căng thẳng mức độ cao của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội là 21,8%. Sinh viên sử dụng chiến lược ứng phó né tránh - sao nhãng là nhiều nhất M=3,37. Tiếp theo là chiến lược ứng phó tập trung vào nhiệm vụ, ứng phó né tránh - chuyển hướng xã hội, ứng phó tập trung vào cảm xúc với điểm trung bình lần lượt là 3,61; 3,41; 3,19. Sinh viên không thường xuyên chia sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống với bố mẹ, gia đình có nguy cơ mắc căng thẳng mức độ cao gấp 1,96 lần sinh viên thường xuyên làm điều này. Sinh viên không tập thể dục/chơi thể thao với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần hoặc cường độ nặng ít nhất 75 phút/tuần có nguy cơ căng thẳng gấp 2,3 lần sinh viên có làm điều này, tất cả sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và khoảng tin cậy CI95% không chứa giá trị 1. Kết luận: Nghiên cứu tìm ra hai yếu tố liên quan đến căng thẳng mức độ cao của sinh viên: sinh viên có thói quen chia sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống với bố mẹ gia đình và thường xuyên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần hoặc cường độ nặng ít nhất 75 phút/tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc căng thẳng mức độ cao. Sinh viên sử dụng các chiến lược ứng phó với căng thẳng theo thứ tự: ứng phó né tránh - sao nhãng, ứng phó tập trung vào nhiệm vụ, ứng phó né tránh - chuyển hướng xã hội, ứng phó tập trung vào cảm xúc. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5308 |
Bộ sưu tập: | Khóa luận tốt nghiệp đại học |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Bùi Thị Trang-Y4-CNĐD-2020-2024.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.52 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn | |
Bùi Thị Trang-Y4-CNĐD-2020-2024.docx Tập tin giới hạn truy cập | 502.47 kB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.