Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5297
Nhan đề: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ (THANG PSQI) Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LOẠN THẦN CẤP VÀ NHẤT THỜI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN QUỐC GIA NĂM 2024
Tác giả: Đỗ Bích, Ngọc
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị, Hoa
Từ khoá: Chất lượng giấc ngủ;Rối loạn giấc ngủ;Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời;Loạn thần
Năm xuất bản: 2024
Tóm tắt: Đặt vấn đề: Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là một nhóm rối loạn không đồng nhất, khởi phát cấp tính và rõ rệt trong vòng 2 tuần hoặc ngắn hơn, với triệu chứng loạn thần rõ rệt như hoang tưởng, ảo giác,… Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Rối loạn giấc ngủ là yếu tố dự báo của sức khỏe tâm thần suy yếu và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng loạn thần. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi quyết định thực hiện đề tài về thực trạng chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ và nhận xét các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, sử dụng thang đo PSQI trên 82 người bệnh có chẩn đoán F23 điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Kết quả: Trong 82 người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh có chất lượng giấc ngủ kém là 85,4% với điểm trung bình PSQI là 10,79 ± 4,47 điểm. Có mối liên quan giữa giới và chất lượng giấc ngủ (p<0,05), giới nữ có chất lượng giấc ngủ kém cao hơn giới nam. Người bệnh có sang chấn và căng thẳng tâm lý thì chất lượng giấc ngủ càng kém (p<0,05). Người bệnh có triệu chứng rối loạn ăn uống có chất lượng giấc ngủ kém hơn nhóm không có triệu chứng (p<0,05). Kết luận: Người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời có chất lượng giấc ngủ kém. Cần có những chiến lược tầm soát và kế hoạch chăm sóc, điều trị rối loạn giấc ngủ từ đó giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe tâm thần, làm giảm bớt các triệu chứng và trải nghiệm loạn thần trên người bệnh. Từ khóa: Chất lượng giấc ngủ, Rối loạn giấc ngủ, Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, Loạn thần.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5297
Bộ sưu tập: Khóa luận tốt nghiệp đại học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Đỗ Bích Ngọc-Y4-CNĐD-2020-2024.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
483.7 kBMicrosoft Word XML
Đỗ Bích Ngọc-Y4-CNĐD-2020-2024.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.75 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.