Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5297
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Thị, Hoa | - |
dc.contributor.author | Đỗ Bích, Ngọc | - |
dc.date.accessioned | 2024-07-01T15:47:12Z | - |
dc.date.available | 2024-07-01T15:47:12Z | - |
dc.date.issued | 2024 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5297 | - |
dc.description.abstract | Đặt vấn đề: Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời là một nhóm rối loạn không đồng nhất, khởi phát cấp tính và rõ rệt trong vòng 2 tuần hoặc ngắn hơn, với triệu chứng loạn thần rõ rệt như hoang tưởng, ảo giác,… Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Rối loạn giấc ngủ là yếu tố dự báo của sức khỏe tâm thần suy yếu và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng loạn thần. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi quyết định thực hiện đề tài về thực trạng chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ và nhận xét các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, sử dụng thang đo PSQI trên 82 người bệnh có chẩn đoán F23 điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Kết quả: Trong 82 người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh có chất lượng giấc ngủ kém là 85,4% với điểm trung bình PSQI là 10,79 ± 4,47 điểm. Có mối liên quan giữa giới và chất lượng giấc ngủ (p<0,05), giới nữ có chất lượng giấc ngủ kém cao hơn giới nam. Người bệnh có sang chấn và căng thẳng tâm lý thì chất lượng giấc ngủ càng kém (p<0,05). Người bệnh có triệu chứng rối loạn ăn uống có chất lượng giấc ngủ kém hơn nhóm không có triệu chứng (p<0,05). Kết luận: Người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời có chất lượng giấc ngủ kém. Cần có những chiến lược tầm soát và kế hoạch chăm sóc, điều trị rối loạn giấc ngủ từ đó giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe tâm thần, làm giảm bớt các triệu chứng và trải nghiệm loạn thần trên người bệnh. Từ khóa: Chất lượng giấc ngủ, Rối loạn giấc ngủ, Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, Loạn thần. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng 4 1.1.2.1. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn khởi phát của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 4 1.1.2.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn toàn phát của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 5 1.1.3. Nguyên tắc chẩn đoán và phân loại 6 1.1.3.1. Nguyên tắc chẩn đoán 6 1.1.3.2. Phân loại 7 1.2. Đại cương về giấc ngủ 8 1.2.1. Giấc ngủ sinh lí 8 1.2.1.1. Khái niệm giấc ngủ 8 1.2.1.2. Các giai đoạn giấc ngủ 8 1.2.1.3. Cơ chế điều hòa giấc ngủ 10 1.2.2. Chức năng giấc ngủ 10 1.2.3. Rối loạn giấc ngủ 12 1.2.4. Phương pháp đo lường giấc ngủ 12 1.3. Rối loạn giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 14 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng và liên quan đến giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 16 1.4.1. Yếu tố nhân khẩu học: 16 1.4.2. Tình trạng bệnh: 17 1.4.3. Yếu tố tâm lí: 18 1.4.4. Yếu tố môi trường: 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 20 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 20 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu 20 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 20 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 20 2.3.3. Biến số nghiên cứu 20 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu 21 2.3.4.1. Cách thức thu thập số liệu: phỏng vấn bộ câu hỏi và bệnh án nghiên cứu có sẵn 21 2.3.4.2. Các công cụ dùng trong nghiên cứu 22 2.2.5. Quy trình nghiên cứu 23 2.3.6. Tiến hành thu thập số liệu 25 2.3.7. Quản lí và phân tích số liệu 25 2.3.8. Sai số nghiên cứu 25 2.4. Đạo đức nghiên cứu 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27 3.1.1. Phân bố theo giới 27 3.1.2 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 27 3.1.3. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình của đối tượng nghiên cứu 29 3.1.4. Phân loại chẩn đoán theo ICD-10 30 3.1.5. Đặc điểm sang chấn tâm lý của đối tượng nghiên cứu 30 3.1.6. Mức độ căng thẳng theo thang PSS-10 ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 32 3.1.7. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 32 3.1.7.1. Đặc điểm hoang tưởng 32 3.1.7.2. Đặc điểm ảo giác 33 3.1.7.3. Đặc điểm rối loạn hành vi 33 3.1.7.4. Đặc điểm rối loạn cảm xúc 34 3.1.7.5. Nhận xét về rối loạn ăn uống 34 3.1.7.6. Các triệu chứng tiền triệu theo thang sàng lọc tâm thần nguy cơ cao bằng bảng câu hỏi Prodromal phiên bản tóm tắt (PQ- B) 35 3.2. Thực trạng chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 36 3.2.1. Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 36 3.2.2. Rối loạn giấc ngủ theo thang điểm PSQI 36 3.2.3. Đặc điểm điểm thành phần và tổng điểm theo thang điểm PSQI 37 3.2.4. Đặc điểm về giờ giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 38 3.2.5. Kết quả chi tiết một số thành phần của bộ câu hỏi PSQI 39 3.2.6. Các nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ 40 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 41 3.3.1. Mối liên quan giữa giới tính với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 41 3.3.2. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nơi sống với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 42 3.3.3. Mối liên quan giữa tiền sử với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 43 3.3.4. Mối liên quan giữa tâm lý với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 43 3.3.5. Mối liên quan giữa phân loại thể bệnh với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 44 3.3.6. Mối liên quan giữa triệu chứng bệnh với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 45 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng 46 4.1.1. Phân bố theo giới 46 4.1.2. Đặc điểm về tuổi 46 4.1.3. Đặc điểm nhân khẩu học khác của đối tượng nghiên cứu 47 4.1.4. Đặc điểm các sang chấn tâm lí 48 4.1.5 Đặc điểm lâm sàng của bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 49 4.1.5.1. Đặc điểm các thể bệnh rối loạn loạn loạn thần cấp và nhất thời 49 4.1.5.2. Đặc điểm hoang tưởng 49 4.1.5.3. Đặc điểm ảo giác 50 4.1.5.4. Đặc điểm rối loạn hành vi 50 4.1.5.5. Đặc điểm rối loạn cảm xúc 51 4.1.5.6. Đặc điểm về rối loạn ăn uống 51 4.2. Chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 52 4.2.1. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ theo PSQI 52 4.2.2. Đặc điểm về giờ giấc ngủ: thời gian đi ngủ, vào giấc ngủ, thức dậy vào buổi sáng, thời gian ngủ mỗi đêm 52 4.2.3. Đặc điểm chi tiết một số thành phần trong bộ câu hỏi PSQI 53 4.2.4. Một số nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ 54 4.2.5. Mức độ ảnh hưởng công việc và sinh hoạt hàng ngày do rối loạn giấc ngủ 55 4.3. Một số yếu tố liên quan giữa chất lượng giấc ngủ ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời 56 4.3.1. Mối liên quan giữa giới tính với chất lượng giấc ngủ 56 4.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học khác với chất lượng giấc ngủ 56 4.3.3. Mối liên quan giữa tiền sử với chất lượng giấc ngủ 57 4.3.4. Mối liên quan giữa tâm lý với chất lượng giấc ngủ 57 4.3.5. Mối liên quan giữa triệu chứng bệnh với chất lượng giấc ngủ 58 4.4. Hạn chế của nghiên cứu 59 KẾT LUẬN 60 KIẾN NGHỊ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Chất lượng giấc ngủ | vi_VN |
dc.subject | Rối loạn giấc ngủ | vi_VN |
dc.subject | Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời | vi_VN |
dc.subject | Loạn thần | vi_VN |
dc.title | THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ (THANG PSQI) Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LOẠN THẦN CẤP VÀ NHẤT THỜI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN QUỐC GIA NĂM 2024 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Khóa luận tốt nghiệp đại học |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Đỗ Bích Ngọc-Y4-CNĐD-2020-2024.docx Restricted Access | 483.7 kB | Microsoft Word XML | ||
Đỗ Bích Ngọc-Y4-CNĐD-2020-2024.pdf Restricted Access | 2.75 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.