Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5272
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM CANDIDA XÂM LẤN TẠI CÁC KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Authors: NGUYỄN TRUNG, KIÊN
Advisor: NGÔ ĐỨC, NGỌC
Keywords: CANDIDA
Issue Date: 6/2024
Abstract: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm nấm Candida xâm lấn tại các khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An giai đoạn 2020 – 2023  Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 61,48 ± 19,23. Nhóm tuổi từ 61-80 chiếm tỷ lệ cao nhất với 41%, nam giới chiếm đa số với 65,6%.  Bệnh nền mạn tính thường gặp nhất là đái tháo đường với 45,9%, tiếp theo là tăng huyết áp (41%).  Yếu tố nguy cơ gây nhiễm Candida máu thường gặp là dùng kháng sinh phổ rộng (100%), đặt sonde tiểu (90,2%), catheter tĩnh mạch trung tâm (78,7%), thở máy (70,5%).  Tại thời điểm cấy máu, 39,3% bệnh nhân sốt >39 oC, 8,2% bệnh nhân có huyết áp trung bình <65 mmHg, 73,8% bệnh nhân có bạch cầu tăng >10 G/L, 4,9% bệnh nhân có tình trạng giảm bạch cầu hạt <0,5 G/L. Phần lớn bệnh nhân có Procalcitonin >10ng/l (36,1%) và lactat >2 mmol/l (55,8%).  81,9% bệnh nhân có điểm Ostrosky – Zeichner từ 3 điểm trở lên  Thời gian từ khi vào viện tới ngày cấy nấm dương tính trung bình là 14,15 ± 8,42 ngày.  Loài nấm được phân lập nhiều nhất là Candida albicans với 39,4%, tiếp theo là Candida tropicalis với 24,6%. 2. Kết quả điều trị nhiễm nấm Candida xâm lấn ở các đối tượng trên  Hầu hết Candida albicans còn nhạy với các loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm triazoles, polyens và echinocandins.  Candida tropicalis còn nhạy với các loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm echinocandins và polyens. Tuy nhiên tỷ lệ kháng với Fluconazole chiếm 33,3%.  Điều trị đặc hiệu có 32 trường hợp (52,4%), điều trị dự phòng có 17 trường hợp (27,9%).  Trung bình thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm đến khi bệnh nhân được dùng thuốc kháng nấm là 1,96 ngày.  Tỷ lệ bệnh nhân nặng về hoặc tử vong là 55,7%.  Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có dùng thuốc kháng nấm thấp hơn so với nhóm không được dùng thuốc kháng nấm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có shock nhiễm khuẩn cao hơn so với nhóm không có shock nhiễm khuẩn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có điểm SOFA > 10 cao hơn nhóm bệnh nhân có điểm SOFA ≤ 10, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5272
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2024CK2nguyen trung kien.pdf
  Restricted Access
1.27 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2024CK2nguyen trung kien.docx
  Restricted Access
841.46 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.