Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5272
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM CANDIDA XÂM LẤN TẠI CÁC KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Tác giả: NGUYỄN TRUNG, KIÊN
Người hướng dẫn: NGÔ ĐỨC, NGỌC
Từ khoá: CANDIDA
Năm xuất bản: 6/2024
Tóm tắt: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm nấm Candida xâm lấn tại các khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An giai đoạn 2020 – 2023  Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 61,48 ± 19,23. Nhóm tuổi từ 61-80 chiếm tỷ lệ cao nhất với 41%, nam giới chiếm đa số với 65,6%.  Bệnh nền mạn tính thường gặp nhất là đái tháo đường với 45,9%, tiếp theo là tăng huyết áp (41%).  Yếu tố nguy cơ gây nhiễm Candida máu thường gặp là dùng kháng sinh phổ rộng (100%), đặt sonde tiểu (90,2%), catheter tĩnh mạch trung tâm (78,7%), thở máy (70,5%).  Tại thời điểm cấy máu, 39,3% bệnh nhân sốt >39 oC, 8,2% bệnh nhân có huyết áp trung bình <65 mmHg, 73,8% bệnh nhân có bạch cầu tăng >10 G/L, 4,9% bệnh nhân có tình trạng giảm bạch cầu hạt <0,5 G/L. Phần lớn bệnh nhân có Procalcitonin >10ng/l (36,1%) và lactat >2 mmol/l (55,8%).  81,9% bệnh nhân có điểm Ostrosky – Zeichner từ 3 điểm trở lên  Thời gian từ khi vào viện tới ngày cấy nấm dương tính trung bình là 14,15 ± 8,42 ngày.  Loài nấm được phân lập nhiều nhất là Candida albicans với 39,4%, tiếp theo là Candida tropicalis với 24,6%. 2. Kết quả điều trị nhiễm nấm Candida xâm lấn ở các đối tượng trên  Hầu hết Candida albicans còn nhạy với các loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm triazoles, polyens và echinocandins.  Candida tropicalis còn nhạy với các loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm echinocandins và polyens. Tuy nhiên tỷ lệ kháng với Fluconazole chiếm 33,3%.  Điều trị đặc hiệu có 32 trường hợp (52,4%), điều trị dự phòng có 17 trường hợp (27,9%).  Trung bình thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm đến khi bệnh nhân được dùng thuốc kháng nấm là 1,96 ngày.  Tỷ lệ bệnh nhân nặng về hoặc tử vong là 55,7%.  Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có dùng thuốc kháng nấm thấp hơn so với nhóm không được dùng thuốc kháng nấm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có shock nhiễm khuẩn cao hơn so với nhóm không có shock nhiễm khuẩn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.  Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có điểm SOFA > 10 cao hơn nhóm bệnh nhân có điểm SOFA ≤ 10, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5272
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2024CK2nguyen trung kien.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.27 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
2024CK2nguyen trung kien.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
841.46 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.