Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5249
Nhan đề: | Kết quả điều trị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến bằng cắt đốt lưỡng cực qua nội soi niệu đạo tại Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh |
Nhan đề khác: | Cắt đốt lưỡng cực, tuyến tiền liệt |
Tác giả: | Ma, Khánh Dương |
Người hướng dẫn: | Hoàng, Long |
Từ khoá: | Cắt đốt lưỡng cực;tuyến tiền liệt |
Năm xuất bản: | 2024 |
Nhà xuất bản: | Trường đại học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là sự phát triển lành tính của tuyến tiền liệt, gây ra những biến loạn cơ năng và thực thể ở vùng cổ bàng quang, đặc biệt là làm cản trở dòng tiểu đi ra từ bàng quang. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh, trong đó cắt đốt lưỡng cực qua nội soi là một phương pháp phẫu thuật mới đang được ứng dụng tại Bệnh viện Bãi Cháy. Qua nhiên cứu 48 trường hợp bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng phương pháp cắt đốt nội soi qua niệu đạo bằng dao điện lưỡng cực, chúng tôi có kết luận như sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng cắt đốt lưỡng cực qua nội soi niệu đạo. - Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi trung bình là 72,1. - Về thời gian mắc bệnh: phần lớn từ 3 – 12 tháng (45,8%), trên 12 tháng (31,3%) - Triệu chứng lâm sàng chính: gồm triệu chứng chèn ép đường niệu dưới và triệu chứng kích thích. Tỷ lệ bệnh nhân bí tiểu nhập viện là 60,4%; tiểu khó phải rặng 87,5%; tiểu đêm 70,8%; tiểu không hết 45,8%; tiểu máu 22,9%. - Đặc điểm tuyến tiền liệt + PSA trung bình là 14,3 ± 10,4 ng/ml. Có 23 bệnh nhân có PSA cao > 10 ng/ml, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bí tiểu và không bí tiểu. + Thể tích tuyến trên siêu âm: trung bình là 73,3 ± 49,3 gram. + Điểm IPSS 100% ở mức nặng. Điểm QoL 45,8% mức trung bình và 54,2% ở mức kém. 2. Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng cắt đốt lưỡng cực qua nội soi niệu đạo của nhóm bệnh nhân trên. - Có 68,8% trường hợp phẫu thuật đạt kết quả tốt; 29,1% mức độ trung bình. + Thời gian phẫu thuật trung bình là 71,1 ± 17,6 phút. + Số ngày đặt sonde tiểu trung bình là 4,77 ± 1,24 ngày; số ngày dùng thuốc giảm đau trung bình là 2,92 ± 1,29 ngày; số ngày rửa liên tục trung bình là 3,29 ± 1,03 ngày và số ngày năm viện sau mổ trung bình là 6,42 ± 2,04 ngày. + Diễn biến sau rút sonde tiểu: bí tiểu cấp (4,2%); tiểu rỉ, tiểu máu (2,1%) và tiểu nhiều lần (2,1%). Không ghi nhận trường hợp nào có chảy máu và nhiễm khuẩn sau rút sonde tiểu. - Sau 1 tháng phẫu thuật + Lượng nước tiểu tồn dư trung bình là 14,17 ± 5,09 ml. + Điểm IPSS và QoL đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật (p<0,05). + Điểm PSA giảm so với trước phẫu thuật (3,2 so với 14,3 ng/ml) (p<0,05). |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5249 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
08210014 Ma Khánh Dương Lớp CK2 Quảng Ninh.docx Tập tin giới hạn truy cập | 2.71 MB | Microsoft Word XML | ||
08210014 Ma Khánh Dương Lớp CK2 Quảng Ninh.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.88 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.