Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/518
Nhan đề: | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP Ở BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN |
Tác giả: | NGUYỄN MINH THÙY |
Người hướng dẫn: | 1. PGS. TS. Lương Tuấn Khanh, 2. GS. TS. Ngô Quý Châu |
Năm xuất bản: | 9/10/2018 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Trích dẫn: | Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. GPQ được chia thành: GPQ hình túi, GPQ hình trụ và GPQ hình tràng hạt. Bệnh gây ra do sự phá hủy tổ chức của thành phế quản [1]. GPQ là bệnh khá thường gặp trong lâm sàng, đặc biệt tại các nước đang và kém phát triển với tỉ lệ mới mắc và chết hàng năm còn ở mức cao [2]. Hiện nay GPQ chiếm 6% của các bệnh phổi [3]. Theo C. B. Wilson và CS trong giai đoạn bùng phát của bệnh, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị sụt giảm nghiêm trọng, khi bệnh ổn định, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân GPQ tuy có cải thiện hơn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng ho, khạc đờm nhiều, khó thở mạn tính và hạn chế hoạt động thể lực [4]. Việc điều trị bệnh GPQ trong giai đoạn bùng phát cần dùng nhiều biện pháp trong đó có phương pháp phục hồi chức năng hô hấp bằng cách ho khạc đờm, vỗ rung lồng ngực kết hợp dẫn lưu theo tư thế. Đây là phương pháp đơn giản có kết quả tốt và bệnh nhân cần làm hàng ngày ngay cả khi không có bội nhiễm phế quản [1], [5]. Mục tiêu của điều trị là cải thiện sự tắc nghẽn đường thở do chất tiết thông qua phục hồi chức năng hô hấp để hạn chế nhiễm trùng do vi khuẩn, giảm viêm đường hô hấp, ngăn ngừa đợt cấp, duy trì được hoạt động thể lực và cải thiện chất lượng cuộc sống [6]. Trên thế giới đã có những nghiên cứu liên quan tới phương pháp phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) cho bệnh nhân GPQ. Tuy nhiên các nghiên cứu về PHCNHH chưa thống nhất có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia về chương trình phục hồi chức năng, bệnh nhân cụ thể, tỉ lệ hoàn thành các bài tập phục hồi chức năng, phương thức đánh giá hiệu quả [7]. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về phục hồi chức năng hô hấp đối với sức khỏe nói chung và với một số bệnh hô hấp nói riêng như COPD, nhưng trên đối tượng bệnh nhân GPQ thì chúng tôi chưa tìm thấy. Phục hồi chức năng hô hấp gồm nhiều thao tác cơ học bên ngoài, chẳng hạn như vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế, kết hợp với các bài tập thở hoành, thở chúm môi và ho hữu hiệu. Đây là kỹ thuật được sử dụng để đào thải chất tiết lỏng trong phổi và đường thở ra ngoài [8]. Điều này đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân GPQ bị xuất tiết nhiều, ứ đọng các chất tiết, bệnh nhân không có khả năng ho khạc để tống hết ra được hay ho khạc không hiệu quả do đờm dãi ở quá sâu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân giãn phế quản điều trị tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá chất lượng cuộc sống - sức khỏe của nhóm bệnh nhân trên trước và sau phục hồi chức năng hô hấp. |
Tóm tắt: | Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. GPQ được chia thành: GPQ hình túi, GPQ hình trụ và GPQ hình tràng hạt. Bệnh gây ra do sự phá hủy tổ chức của thành phế quản [1]. GPQ là bệnh khá thường gặp trong lâm sàng, đặc biệt tại các nước đang và kém phát triển với tỉ lệ mới mắc và chết hàng năm còn ở mức cao [2]. Hiện nay GPQ chiếm 6% của các bệnh phổi [3]. Theo C. B. Wilson và CS trong giai đoạn bùng phát của bệnh, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị sụt giảm nghiêm trọng, khi bệnh ổn định, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân GPQ tuy có cải thiện hơn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng ho, khạc đờm nhiều, khó thở mạn tính và hạn chế hoạt động thể lực [4]. Việc điều trị bệnh GPQ trong giai đoạn bùng phát cần dùng nhiều biện pháp trong đó có phương pháp phục hồi chức năng hô hấp bằng cách ho khạc đờm, vỗ rung lồng ngực kết hợp dẫn lưu theo tư thế. Đây là phương pháp đơn giản có kết quả tốt và bệnh nhân cần làm hàng ngày ngay cả khi không có bội nhiễm phế quản [1], [5]. Mục tiêu của điều trị là cải thiện sự tắc nghẽn đường thở do chất tiết thông qua phục hồi chức năng hô hấp để hạn chế nhiễm trùng do vi khuẩn, giảm viêm đường hô hấp, ngăn ngừa đợt cấp, duy trì được hoạt động thể lực và cải thiện chất lượng cuộc sống [6]. Trên thế giới đã có những nghiên cứu liên quan tới phương pháp phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) cho bệnh nhân GPQ. Tuy nhiên các nghiên cứu về PHCNHH chưa thống nhất có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia về chương trình phục hồi chức năng, bệnh nhân cụ thể, tỉ lệ hoàn thành các bài tập phục hồi chức năng, phương thức đánh giá hiệu quả [7]. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về phục hồi chức năng hô hấp đối với sức khỏe nói chung và với một số bệnh hô hấp nói riêng như COPD, nhưng trên đối tượng bệnh nhân GPQ thì chúng tôi chưa tìm thấy. Phục hồi chức năng hô hấp gồm nhiều thao tác cơ học bên ngoài, chẳng hạn như vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế, kết hợp với các bài tập thở hoành, thở chúm môi và ho hữu hiệu. Đây là kỹ thuật được sử dụng để đào thải chất tiết lỏng trong phổi và đường thở ra ngoài [8]. Điều này đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân GPQ bị xuất tiết nhiều, ứ đọng các chất tiết, bệnh nhân không có khả năng ho khạc để tống hết ra được hay ho khạc không hiệu quả do đờm dãi ở quá sâu. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân giãn phế quản điều trị tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá chất lượng cuộc sống - sức khỏe của nhóm bệnh nhân trên trước và sau phục hồi chức năng hô hấp. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/518 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Nguyen Minh Thuy_ Noi Khoa.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.01 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.