Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/513
Nhan đề: | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC THAI PHỤ DỌA ĐẺ NON TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN E HAI NĂM 2016 - 2017 |
Tác giả: | NGÔ THỊ DIỄM |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn |
Năm xuất bản: | 19/9/2018 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Trích dẫn: | Dọa đẻ non và đẻ non luôn là vấn đề lớn của y học nói chung cũng như sản khoa nói riêng. Dọa đẻ non được xem như là giai đoạn khởi phát của một cuộc chuyển dạ đẻ non. Theo tiến triển sẽ dẫn tới cuộc chuyển dạ đẻ non thực sự và hậu quả là sự ra đời của sơ sinh non tháng. Sơ sinh non tháng có nguy cơ bị bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ đẻ non vào khoảng từ 6,5% - 16% [1], [2], [3], tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% - 87,5% tử vong sơ sinh [4]. Ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 2005, tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 42/1000 ca đẻ non so với chỉ 5/1000 ca sinh sống nói chung.Trong những ca đẻ rất non (<32 tuần), tử vong trong năm đầu đời là 144/1000 ca sinh sống, so với chỉ 1,8/1000 ca đẻ đủ tháng [5]. Những trẻ đẻ non sống sót cũng bị nhiều di chứng nặng nề về thần kinh vận động trong suốt cuộc đời. Do đó, dự phòng và điều trị đẻ non vẫn cần là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản phụ khoa. Vấn đề quan trọng để hạn chế tỷ lệ đẻ non đó là làm sao có thể dự phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho các sản phụ có nguy cơ đẻ non cao, cũng như tiên lượng chính xác cho tình trạng dọa đẻ non và đẻ non nhằm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và có hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều phương tiện kỹ thuật để dự báo nguy cơ cũng như chẩn đoán dọa đẻ non, nhiều thuốc được nghiên cứu để ngăn chặn cơn co tử cung và dự phòng dọa đẻ non tái phát nhưng tỷ lệ đẻ non trong những năm qua ở Việt Nam không có sự thay đổi đáng kể thậm chí còn gia tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây.Theo báo cáo của Bộ y tế, năm 2011,tỉ lệ trẻ sinh non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh và chiếm tới 25% trong số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh[6]. Chính vì vậy chẩn đoán và điều trị dọa đẻ non vẫn luôn là thách thức đối với ngành sản khoa thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bệnh viện E Trung Uơng từ năm 2016 đánh dấu 1 bước ngoặt lớn về sự phát triển chuyên ngành sản phụ khoa và điều trị dọa đẻ non. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017 ” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017. 2. Nhận xét kết quả điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E ở các thai phụ trên. |
Tóm tắt: | Dọa đẻ non và đẻ non luôn là vấn đề lớn của y học nói chung cũng như sản khoa nói riêng. Dọa đẻ non được xem như là giai đoạn khởi phát của một cuộc chuyển dạ đẻ non. Theo tiến triển sẽ dẫn tới cuộc chuyển dạ đẻ non thực sự và hậu quả là sự ra đời của sơ sinh non tháng. Sơ sinh non tháng có nguy cơ bị bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ đẻ non vào khoảng từ 6,5% - 16% [1], [2], [3], tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% - 87,5% tử vong sơ sinh [4]. Ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 2005, tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 42/1000 ca đẻ non so với chỉ 5/1000 ca sinh sống nói chung.Trong những ca đẻ rất non (<32 tuần), tử vong trong năm đầu đời là 144/1000 ca sinh sống, so với chỉ 1,8/1000 ca đẻ đủ tháng [5]. Những trẻ đẻ non sống sót cũng bị nhiều di chứng nặng nề về thần kinh vận động trong suốt cuộc đời. Do đó, dự phòng và điều trị đẻ non vẫn cần là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản phụ khoa. Vấn đề quan trọng để hạn chế tỷ lệ đẻ non đó là làm sao có thể dự phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho các sản phụ có nguy cơ đẻ non cao, cũng như tiên lượng chính xác cho tình trạng dọa đẻ non và đẻ non nhằm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và có hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều phương tiện kỹ thuật để dự báo nguy cơ cũng như chẩn đoán dọa đẻ non, nhiều thuốc được nghiên cứu để ngăn chặn cơn co tử cung và dự phòng dọa đẻ non tái phát nhưng tỷ lệ đẻ non trong những năm qua ở Việt Nam không có sự thay đổi đáng kể thậm chí còn gia tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây.Theo báo cáo của Bộ y tế, năm 2011,tỉ lệ trẻ sinh non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh và chiếm tới 25% trong số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh[6]. Chính vì vậy chẩn đoán và điều trị dọa đẻ non vẫn luôn là thách thức đối với ngành sản khoa thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bệnh viện E Trung Uơng từ năm 2016 đánh dấu 1 bước ngoặt lớn về sự phát triển chuyên ngành sản phụ khoa và điều trị dọa đẻ non. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017 ” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017. 2. Nhận xét kết quả điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E ở các thai phụ trên. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/513 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Ngo Thi Diem_San phu khoa.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.39 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.