Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/513
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn | - |
dc.contributor.author | NGÔ THỊ DIỄM | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T09:54:30Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T09:54:30Z | - |
dc.date.issued | 2018-09-19 | - |
dc.identifier.citation | Dọa đẻ non và đẻ non luôn là vấn đề lớn của y học nói chung cũng như sản khoa nói riêng. Dọa đẻ non được xem như là giai đoạn khởi phát của một cuộc chuyển dạ đẻ non. Theo tiến triển sẽ dẫn tới cuộc chuyển dạ đẻ non thực sự và hậu quả là sự ra đời của sơ sinh non tháng. Sơ sinh non tháng có nguy cơ bị bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ đẻ non vào khoảng từ 6,5% - 16% [1], [2], [3], tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% - 87,5% tử vong sơ sinh [4]. Ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 2005, tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 42/1000 ca đẻ non so với chỉ 5/1000 ca sinh sống nói chung.Trong những ca đẻ rất non (<32 tuần), tử vong trong năm đầu đời là 144/1000 ca sinh sống, so với chỉ 1,8/1000 ca đẻ đủ tháng [5]. Những trẻ đẻ non sống sót cũng bị nhiều di chứng nặng nề về thần kinh vận động trong suốt cuộc đời. Do đó, dự phòng và điều trị đẻ non vẫn cần là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản phụ khoa. Vấn đề quan trọng để hạn chế tỷ lệ đẻ non đó là làm sao có thể dự phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho các sản phụ có nguy cơ đẻ non cao, cũng như tiên lượng chính xác cho tình trạng dọa đẻ non và đẻ non nhằm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và có hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều phương tiện kỹ thuật để dự báo nguy cơ cũng như chẩn đoán dọa đẻ non, nhiều thuốc được nghiên cứu để ngăn chặn cơn co tử cung và dự phòng dọa đẻ non tái phát nhưng tỷ lệ đẻ non trong những năm qua ở Việt Nam không có sự thay đổi đáng kể thậm chí còn gia tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây.Theo báo cáo của Bộ y tế, năm 2011,tỉ lệ trẻ sinh non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh và chiếm tới 25% trong số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh[6]. Chính vì vậy chẩn đoán và điều trị dọa đẻ non vẫn luôn là thách thức đối với ngành sản khoa thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bệnh viện E Trung Uơng từ năm 2016 đánh dấu 1 bước ngoặt lớn về sự phát triển chuyên ngành sản phụ khoa và điều trị dọa đẻ non. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017 ” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017. 2. Nhận xét kết quả điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E ở các thai phụ trên. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/513 | - |
dc.description.abstract | Dọa đẻ non và đẻ non luôn là vấn đề lớn của y học nói chung cũng như sản khoa nói riêng. Dọa đẻ non được xem như là giai đoạn khởi phát của một cuộc chuyển dạ đẻ non. Theo tiến triển sẽ dẫn tới cuộc chuyển dạ đẻ non thực sự và hậu quả là sự ra đời của sơ sinh non tháng. Sơ sinh non tháng có nguy cơ bị bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ đẻ non vào khoảng từ 6,5% - 16% [1], [2], [3], tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng chiếm từ 75,3% - 87,5% tử vong sơ sinh [4]. Ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 2005, tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm 42/1000 ca đẻ non so với chỉ 5/1000 ca sinh sống nói chung.Trong những ca đẻ rất non (<32 tuần), tử vong trong năm đầu đời là 144/1000 ca sinh sống, so với chỉ 1,8/1000 ca đẻ đủ tháng [5]. Những trẻ đẻ non sống sót cũng bị nhiều di chứng nặng nề về thần kinh vận động trong suốt cuộc đời. Do đó, dự phòng và điều trị đẻ non vẫn cần là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản phụ khoa. Vấn đề quan trọng để hạn chế tỷ lệ đẻ non đó là làm sao có thể dự phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho các sản phụ có nguy cơ đẻ non cao, cũng như tiên lượng chính xác cho tình trạng dọa đẻ non và đẻ non nhằm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và có hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều phương tiện kỹ thuật để dự báo nguy cơ cũng như chẩn đoán dọa đẻ non, nhiều thuốc được nghiên cứu để ngăn chặn cơn co tử cung và dự phòng dọa đẻ non tái phát nhưng tỷ lệ đẻ non trong những năm qua ở Việt Nam không có sự thay đổi đáng kể thậm chí còn gia tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây.Theo báo cáo của Bộ y tế, năm 2011,tỉ lệ trẻ sinh non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh và chiếm tới 25% trong số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh[6]. Chính vì vậy chẩn đoán và điều trị dọa đẻ non vẫn luôn là thách thức đối với ngành sản khoa thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Bệnh viện E Trung Uơng từ năm 2016 đánh dấu 1 bước ngoặt lớn về sự phát triển chuyên ngành sản phụ khoa và điều trị dọa đẻ non. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017 ” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các thai phụ dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E hai năm 2016-2017. 2. Nhận xét kết quả điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E ở các thai phụ trên. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Định nghĩa về dọa đẻ non 3 1.2. Cơ chế bệnh sinh của dọa đẻ non 3 1.2.1. Thuyết nội tiết 3 1.2.2. Thuyết nhiễm khuẩn 4 1.2.3. Một số thuyết khác 5 1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non 5 1.3.1. Về phía mẹ 5 1.3.2.Về phía thai và phần phụ của thai 6 1.3.3. Không rõ nguyên nhân 6 1.4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của dọa đẻ non, tiêu chuẩn chẩn đoán dọa đẻ non 7 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 7 1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 8 1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán 10 1.5. Tiên lượng dọa đẻ non 10 1.5.1. Khám và quản lý thai nghén định kỳ 11 1.5.2. Chỉ số dọa đẻ non 11 1.5.3. Chỉ số Bishop 12 1.5.4. Đánh giá cổ tử cung 12 1.5.5. Xét nghiệm fibronectin 12 1.5.6. Định lượng hCG cổ tử cung 13 1.5.7. Phương pháp mới dự đoán chuyển dạ sinh non ở phụ nữ có triệu chứng: Đánh giá ban đầu PartoSure 13 1.5.8. Định lượng Interleukin-8 và một số chất khác 14 1.6. Nguy cơ của trẻ sơ sinh non tháng. 14 1.7. Thái độ xử trí 16 1.7.1. Lựa chọn bệnh nhân để ức chế chuyển dạ 16 1.7.2. Các phương pháp điều trị 16 1.7.3. Các thuốc điều trị dọa đẻ non sử dụng tại Bệnh viện E 21 1.7.4. Xử trí trong khi chuyển dạ thai non tháng. 23 1.8. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 24 1.8.1. Các nghiên cứu về dọa đẻ non 24 CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Thiết kế, địa điểm, thời gian nghiên cứu 26 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 26 2.2.3. Biến số nghiên cứu 27 2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá thành công và thất bại. 29 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 29 2.2.6. Xử lý số liệu 29 2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 31 3.1.1. Tuổi thai khi vào viện 31 3.1.2. Đặc điểm cá nhân đối tượng nghiên cứu 32 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 35 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 35 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng. 36 3.3. Kết quả điều trị dọa đẻ non tại khoa Sản bệnh viện E 37 3.3.1. Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị dọa đẻ non 37 3.3.2. Tỷ lệ thành công trong điều trị doạ đẻ non 40 3.3.3. Mối liên quan giữa kết quả điều trị với một số yếu tố ảnh hưởng. 42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 45 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45 4.1.1. Phân bố dọa đẻ non theo tuổi thai: 45 4.1.2 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân. 46 4.1.3 Đặc điểm về nghề nghiệp 46 4.1.4. Đặc điểm về địa dư 47 4.1.5. Đặc điểm về tiền sử sản khoa 47 4.1.6. Đặc điểm về bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. 48 4.1.5. Đăc điểm lần mang thai hiện tại 49 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 49 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 49 4.3. Kết quả điều trị của bệnh nhân dọa đẻ non tại bệnh viện E 52 4.3.1. Tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân dọa đẻ non 52 4.3.2. Kết quả thành công trong điều trị dọa đẻ non 57 4.3.3. Mối liên quan giữa kết quả điều trị với một số yếu tố ảnh hưởng 58 KẾT LUẬN 62 KIẾN NGHỊ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC THAI PHỤ DỌA ĐẺ NON TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN E HAI NĂM 2016 - 2017 | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Ngo Thi Diem_San phu khoa.pdf Restricted Access | 1.39 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.