Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5138
Title: Đánh giá các chỉ số chất lượng điều trị HIV/AIDS sau lồng ghép quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS vào hệ thống bệnh viện tại một số tỉnh năm 2016-2018. (Ngày công bố: 16/03/2021).
Authors: Đoàn Thị Thùy, Linh
Advisor: PGS.TS. Đào Thị Minh An
Keywords: Y tế công cộng - 62720301
Issue Date: 16/3/2021
Publisher: Đoàn Thị Thùy Linh
Abstract: Tóm tắt tiếng việt: Những kết luận mới của luận án: Nghiên cứu đã cung cấp số liệu về thực trạng chỉ số chất lượng điều trị HIV/AIDS sau khi sát nhập phòng khám ngoại trú vào bệnh viện năm 2016-2018 để thực hiện khám, chữa bệnh HIV qua bảo hiểm y tế. Một số kết quả chính như sau: Độ bao phủ xét nghiệm CD4, tải lượng HIV và điều trị dự phòng lao bằng INH còn thấp. Người bệnh (NB) vẫn tiếp cận muộn với điều trị ARV khi mức CD4 lần lượt 3 năm là 264 - 281 - 335 tế bào/mm3. Các chỉ số được cải thiện gồm: Thời gian từ khi NB đăng ký điều trị đến khi được chỉ định xét nghiệm tải lượng HIV giảm từ 16 tháng xuống 6 tháng. Thời gian chờ điều trị ARV giảm từ 7 ngày xuống 0 ngày (tức điều trị trong ngày); Các chỉ số tuân thủ điều trị, sàng lọc lao và điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazole đều cải thiện. Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học giúp đưa ra các định hướng chính sách về duy trì và tăng cường chất lượng điều trị HIV/AIDS. Nghiên cứu một lần nữa chứng minh hiệu quả của HIVQUAL theo thời gian thông qua đánh giá hiệu quả điều trị ARV bằng chỉ số ức chế tải lượng HIV (dưới 1000 và dưới 200 bản sao/ml): Tỷ lệ NB ức chế tải lượng HIV cao, dao động 94-95,6%. Thời gian từ khi NB bắt đầu điều trị ARV đến khi được chỉ định xét nghiệm tải lượng HIV và có kết quả ức chế tải lượng HIV giảm từ 17 tháng xuống 6 tháng. Thời gian để đạt ức chế tải lượng HIV sớm hơn ở: NB có kết quả CD4 £ 500 tế bào/mm3 lúc bắt đầu điều trị ARV; NB có điều trị dự phòng Cotrimoxazole; có điều trị dự phòng Lao bằng INH; NB có thời gian chờ điều trị ARV dưới 15 ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng NB được điều trị INH có khả năng ức chế tải lượng HIV dưới 1000 bản sao/ml cao gấp 1,87 lần những người không điều trị INH (95%CI: 1,28-2,73); Và khả năng ức chế tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml cao gấp 1,92 lần NB không điều trị INH (95%CI: 1,3-2,82). Tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai về điều trị dự phòng lao để đưa ra kết luận chính xác, tin cậy và đảm bảo tính khoa học về mối liên quan của điều trị dự phòng lao bằng INH với ức chế tải lượng HIV.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5138
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
00_TVLAlinh35ytcc.pdf
  Restricted Access
4.1 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2. Tom tat luan an tieng Anh_15.3.2021.pdf
  Restricted Access
689.29 kBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2. Tom tat luan an tieng Viet_Linh_15.3.2021.pdf
  Restricted Access
770.08 kBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.