Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/510
Title: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ KÈM BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI |
Authors: | LÊ VĂN THẮNG |
Advisor: | 1. PGS. TS. PHẠM THỊ BÍCH ĐÀO, 2. PGS. TS. VŨ VĂN GIÁP |
Issue Date: | 8/10/2018 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Citation: | Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc các xoang kéo dài trên 12 tuần [1]. Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh lý thường gặp trong chuyên ngành tai mũi họng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi [2].Thống kê cho thấy, ai trong đời cũng ít nhất một lần bị viêm mũi xoang[3]. Ở Mỹ theo trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ năm 1988 có 31,2 triệu người có biểu hiện viêm xoang. Theo số liệu của Việt Nam, tỷ lệ viêm mũi xoang từ 2-5% dân số[2],[4]. Triệu chứng chính của viêm mũi xoang mạn tính là chảy dịch mũi sau và ho kéo dài[3]. Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng: mắt, tai giữa và hệ thống đường hô hấp dưới như khí quản, phế quản, phổi [5]. Bệnh lý của phổi, phế quản (PQ) do viêm mũi xoang mạn tínhlà tình trạng viêm đường hô hấp dưới bao gồm:viêm PQ mạn tính, giãn phế quản và viêm tiểu phế quản (VTPQ) lan tỏa cả hai phổi[6]. Năm 1960, lần đầu tiên các nhà lâm sàng Nhật Bản, Homma H và Yamanaka A đã mô tả một bệnh viêm đường thở mạn tính, tiến triển suy hô hấp mạn. Năm 1969, người ta tìm ra nguyên nhân bệnh này là do viêm mũi xoang mạn nênđược đặt tên là: “Hội chứng xoang PQ”[7]. Năm 1980, các nhà khoa học thế giới mô tả hội chứng xoang PQ bao gồm các triệu chứng: Ho khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức kết hợp chảy mũi sau kéo dài. Tổn thương đặc trưng của hội chứng là hình ảnh viêm mạn tính PQ trung tâm tiểu thùy, tổ chức xung quanh PQ dạng nốt và lan tỏa cả hai phổi [8]. Bệnh hay gặp ở các nước Đông Á, phổ biến nhất ở Nhật Bản và hiếm gặp ở các nước phương Tây. Kết quả điều tra toàn quốc tại Nhật Bản năm 1980, tỉ lệ mắc là 11,0/100.000 dân.Tuổi thườnggặp từ 30 đến 60 tuổi và bệnh không liên quan đến hút thuốc lá[9]. Nguyên nhân của Hội chứng xoang PQ đến nay chưa rõ. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố đột biến gen. Có sự liên quan với các gen HLA - A và HLA – B: gen HLA - B54 ở bệnh nhân Nhật Bản, gen HLA - A11 ở bệnh nhân Hàn Quốc[10], [11]. Gần đây, Keicho N và cộng sự phát hiện bệnh có liên quan đến gen mucin - like như MUC5B và MUC5AC [12]. Trước đây,hội chứng xoang phế quản là bệnh có tiên lượng nặng, thường dẫn tới suy hô hấp mạn tính và tử vong, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 60%. Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu phác đồ sử dụng kháng sinh thuộc nhóm Macrolid liều thấp kéo dài có hiệu quả tốt và có thể nói là điều trị được[13]. Ở Việt Nam cho tới nay có nhiều nghiên cứu bệnh lý xoang và về bệnh đường hô hấp dưới nhưng ít có nghiên cứu đề cập đến mối liênquan của bệnh lý 2 cơ quan này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có kèm bệnh lý đường hô hấp dưới” với mục tiêu:Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có kèm bệnh lý đường hô hấp dưới. |
Abstract: | Viêm mũi xoang mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc các xoang kéo dài trên 12 tuần [1]. Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh lý thường gặp trong chuyên ngành tai mũi họng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi [2].Thống kê cho thấy, ai trong đời cũng ít nhất một lần bị viêm mũi xoang[3]. Ở Mỹ theo trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ năm 1988 có 31,2 triệu người có biểu hiện viêm xoang. Theo số liệu của Việt Nam, tỷ lệ viêm mũi xoang từ 2-5% dân số[2],[4]. Triệu chứng chính của viêm mũi xoang mạn tính là chảy dịch mũi sau và ho kéo dài[3]. Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng: mắt, tai giữa và hệ thống đường hô hấp dưới như khí quản, phế quản, phổi [5]. Bệnh lý của phổi, phế quản (PQ) do viêm mũi xoang mạn tínhlà tình trạng viêm đường hô hấp dưới bao gồm:viêm PQ mạn tính, giãn phế quản và viêm tiểu phế quản (VTPQ) lan tỏa cả hai phổi[6]. Năm 1960, lần đầu tiên các nhà lâm sàng Nhật Bản, Homma H và Yamanaka A đã mô tả một bệnh viêm đường thở mạn tính, tiến triển suy hô hấp mạn. Năm 1969, người ta tìm ra nguyên nhân bệnh này là do viêm mũi xoang mạn nênđược đặt tên là: “Hội chứng xoang PQ”[7]. Năm 1980, các nhà khoa học thế giới mô tả hội chứng xoang PQ bao gồm các triệu chứng: Ho khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức kết hợp chảy mũi sau kéo dài. Tổn thương đặc trưng của hội chứng là hình ảnh viêm mạn tính PQ trung tâm tiểu thùy, tổ chức xung quanh PQ dạng nốt và lan tỏa cả hai phổi [8]. Bệnh hay gặp ở các nước Đông Á, phổ biến nhất ở Nhật Bản và hiếm gặp ở các nước phương Tây. Kết quả điều tra toàn quốc tại Nhật Bản năm 1980, tỉ lệ mắc là 11,0/100.000 dân.Tuổi thườnggặp từ 30 đến 60 tuổi và bệnh không liên quan đến hút thuốc lá[9]. Nguyên nhân của Hội chứng xoang PQ đến nay chưa rõ. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố đột biến gen. Có sự liên quan với các gen HLA - A và HLA – B: gen HLA - B54 ở bệnh nhân Nhật Bản, gen HLA - A11 ở bệnh nhân Hàn Quốc[10], [11]. Gần đây, Keicho N và cộng sự phát hiện bệnh có liên quan đến gen mucin - like như MUC5B và MUC5AC [12]. Trước đây,hội chứng xoang phế quản là bệnh có tiên lượng nặng, thường dẫn tới suy hô hấp mạn tính và tử vong, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 60%. Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu phác đồ sử dụng kháng sinh thuộc nhóm Macrolid liều thấp kéo dài có hiệu quả tốt và có thể nói là điều trị được[13]. Ở Việt Nam cho tới nay có nhiều nghiên cứu bệnh lý xoang và về bệnh đường hô hấp dưới nhưng ít có nghiên cứu đề cập đến mối liênquan của bệnh lý 2 cơ quan này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có kèm bệnh lý đường hô hấp dưới” với mục tiêu:Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính có kèm bệnh lý đường hô hấp dưới. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/510 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Le Van Thang_TMH.pdf Restricted Access | 1.53 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.