Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/509
Title: ĐÁNH GIÁ PH THỰC QUẢN VÀ ÁP LỰC THỰC QUẢN Ở NHỮNG BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN
Authors: LÃ DIỆU HƯƠNG
Advisor: GS.TS ĐÀO VĂN LONG
Issue Date: 10/9/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược bất thường các chất trong dạ dày, tá tràng lên thực quản gây ra những triệu chứng hoặc biến chứng cho bệnh nhân[1]. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: nóng rát sau xương ức, ợ nóng, ợ trớ, nuốt khó, nuốt vướng, đau ngực, ho kéo dài hoặc biểu hiện như hen phế quản…Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, thực quản Barrett, thậm chí là ung thư biểu mô thực quản[1], [2], [3]. Tỷ lệ mắc GERD chung trên toàn thế giới chiếm khoảng 13%, tuy nhiên rất khác nhau giữa cách vùng, trong đó khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là Nam Á và Đông Nam châu Âu (trên 25%), thấp nhất là khu vực Đông Nam Á, Canada và Pháp (dưới 10%)[4]. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán GERD và các biến chứng của nó, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Các phương pháp thường dùng đó là: các bảng điểm lâm sàng, nội soi đánh giá trực tiếp hình ảnh tổn thương, mô bệnh học và đo pH thực quản 24 giờ[5]. Đối với các bộ câu hỏi, bệnh nhân thường không nhớ rõ thời điểm xuất hiện các triệu chứng, không phân biệt rõ các triệu chứng và dẫn đến sai lệch trong đánh giá mức độ của bệnh. Nội soi là phương pháp cận lâm sàng đầu tiên để đánh giá trực tiếp hình ảnh tổn thương tại thực quản, tuy nhiên có khoảng 50-60% số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày thực quản không có tổn thương thực quản trên nội soi, đồng thời với nội soi thông thường, các tổn thương ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện[6]. Đo pH thực quản 24 giờ, hay kết hợp đo pH – trở kháng thực quản 24 giờ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD, đặc biệt trong những trường hợp có triệu chứng ngoài thực quản hay không đáp ứng với điều trị thử. Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) không còn mới ở thế giới nhưng khá mới mẻ tại Việt Nam, giúp hỗ trợ chẩn đoán, tối ưu hóa điều trị GERD và làm sáng tỏ thêm cơ chế gây bệnh. HRM giúp khảo sát áp lực các cơ thắt thực quản, trong đó có cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của trào ngược dạ dày – thực quản[6], [7]. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít các dữ liệu về phương pháp đo pH - trở kháng thực quản 24 giờ, và chưa có dữ liệu về sử dụng HRM kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác trong thực hành lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá pH thực quản và áp lực thực quản ở những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá pH thực quản ở các bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản. 2. Đánh giá áp lực thực quản ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Abstract: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược bất thường các chất trong dạ dày, tá tràng lên thực quản gây ra những triệu chứng hoặc biến chứng cho bệnh nhân[1]. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: nóng rát sau xương ức, ợ nóng, ợ trớ, nuốt khó, nuốt vướng, đau ngực, ho kéo dài hoặc biểu hiện như hen phế quản…Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, thực quản Barrett, thậm chí là ung thư biểu mô thực quản[1], [2], [3]. Tỷ lệ mắc GERD chung trên toàn thế giới chiếm khoảng 13%, tuy nhiên rất khác nhau giữa cách vùng, trong đó khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là Nam Á và Đông Nam châu Âu (trên 25%), thấp nhất là khu vực Đông Nam Á, Canada và Pháp (dưới 10%)[4]. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán GERD và các biến chứng của nó, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Các phương pháp thường dùng đó là: các bảng điểm lâm sàng, nội soi đánh giá trực tiếp hình ảnh tổn thương, mô bệnh học và đo pH thực quản 24 giờ[5]. Đối với các bộ câu hỏi, bệnh nhân thường không nhớ rõ thời điểm xuất hiện các triệu chứng, không phân biệt rõ các triệu chứng và dẫn đến sai lệch trong đánh giá mức độ của bệnh. Nội soi là phương pháp cận lâm sàng đầu tiên để đánh giá trực tiếp hình ảnh tổn thương tại thực quản, tuy nhiên có khoảng 50-60% số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày thực quản không có tổn thương thực quản trên nội soi, đồng thời với nội soi thông thường, các tổn thương ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện[6]. Đo pH thực quản 24 giờ, hay kết hợp đo pH – trở kháng thực quản 24 giờ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD, đặc biệt trong những trường hợp có triệu chứng ngoài thực quản hay không đáp ứng với điều trị thử. Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) không còn mới ở thế giới nhưng khá mới mẻ tại Việt Nam, giúp hỗ trợ chẩn đoán, tối ưu hóa điều trị GERD và làm sáng tỏ thêm cơ chế gây bệnh. HRM giúp khảo sát áp lực các cơ thắt thực quản, trong đó có cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của trào ngược dạ dày – thực quản[6], [7]. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít các dữ liệu về phương pháp đo pH - trở kháng thực quản 24 giờ, và chưa có dữ liệu về sử dụng HRM kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác trong thực hành lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá pH thực quản và áp lực thực quản ở những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá pH thực quản ở các bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản. 2. Đánh giá áp lực thực quản ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/509
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Le Dieu Huong_Noi khoa.pdf
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.