Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/507
Nhan đề: | NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BAYLOR TRONG TIÊN LƯỢNG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO DO LOÉT DẠ DÀY - HÀNH TÁ TRÀNG |
Tác giả: | HOÀNG THÚY NGA |
Người hướng dẫn: | PGS. TS. TRẦN NGỌC ÁNH |
Năm xuất bản: | 25/9/2018 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Trích dẫn: | Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một trong những bệnh lý cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp. Trong đó, XHTH cao chiếm 80 – 90% các nguyên nhân XHTH. Bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, tử vong lớn và chi phí chăm sóc sức khỏe tốn kém. Tỷ lệ XHTH cao ước tính khoảng 103 – 172 người trên 100000 dân và tỷ lệ tử vong khoảng 14% [1], [2], [3], [4], [5]. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của XHTH cao: thuốc chống viêm không steroid (NSAID-non-steroid anti-inflammatory drug), vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), corticoid, stress,…. làm cho biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân của XHTH cao rất đa dạng. Với những tiến bộ trong nghiên cứu thuốc (dùng thuốc ức chế bơm proton liều chuẩn hoặc liều cao) và sự phát triển mạnh mẽ của nội soi can thiệp (tiêm cầm máu bằng Adrenalin, gây tắc mạch, cầm máu bằng nhiệt: APC (Argon Plasma Coagulation), đầu dò nhiệt (heater probe), điện đông (electrocoagulantion)) đã làm thay đổi cơ bản quá trình tiến triển của bệnh và đạt hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, chảy máu dạ dày tá tràng vẫn có những diễn biến cấp tính nặng nề có thể dẫn tới tử vong [6]. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong điều trị, tỷ lệ tái phát ở nhóm bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản còn khá cao, theo Trần Kiều Miên và Quách Trọng Đức năm 2003, tỷ lệ XHTH tái phát chiếm tỷ lệ 8.4% [7]. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ này có thể dao động lên tới mức trong khoảng 10-30 % [8], [9], [10]. Việc điều trị XHTH cao là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc dùng thuốc và nội soi can thiệp. Tuy nhiên, nội soi cấp cứu không có sẵn tại nhiều bệnh viện. Nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy với 6750 bệnh nhân bị XHTH thì chỉ có 52% bệnh viện có nội soi cấp cứu và chỉ có 50% bệnh nhân được nội soi trong vòng 24 giờ [11]. Để phân tầng nguy cơ có một số bảng điểm tiên lượng đang được sử dụng nhằm mục đích phân loại bệnh nhân thành nhóm nguy cơ thấp và cao từ đó có phương án tiếp cận và phân bố nguồn lực hợp lý. Mặc dù được khuyến cáo trong các hướng dẫn hiện hành, nhưng bảng điểm áp dụng chưa thực sự đúng đắn trong thực hành lâm sàng. Để khuyến khích sử dụng điểm tiên lượng trong XHTH, các thang điểm cần dễ tính toán, chứa các biến dễ đo lường, có độ chính xác cao trong việc dự đoán các kết quả liên quan và phân biệt rủi ro thấp với bệnh nhân có nguy cơ cao. Thang điểm được sử dụng nhiều nhất là thang điểm Rockall, thang điểm Glassgow Blatchford, tuy nhiên việc sử dụng nhiều biến số không phải lúc nào cũng dễ áp dụng. Trong đó, thang điểm Baylor là một trong những thang điểm ngắn gọn, dễ dàng áp dụng lâm sàng nhưng chưa được đánh giá nhiều ở Việt Nam. Thang điểm này lần đầu tiên đưa ra năm 1993 bởi Zahid A. Saeed, nghiên cứu trên 80 bệnh nhân can thiệp cầm máu qua nội soi cho thấy giá trị tiên lượng XHTH tái phát và tử vong. Thang điểm Baylor cũng được nghiên cứu tại Bệnh viện Lima, Peru từ năm 2009 tới 2011, với sự tham gia của 181 bệnh nhân, giá trị đường cong ROC đánh giá nguy cơ XHTH tái phát có giá trị là 0.81, dự đoán tử vong là 0.89 và dự đoán nguy cơ cần truyền máu là 0.79 [11], [12], [13]. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu được công bố về áp dụng thang điểm Baylor trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tái phát. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu giá trị của thang điểm Baylor trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa cao do loét dạ dày – hành tá tràng” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thang điểm Baylor theo mức độ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, hành tá tràng. 2. So sánh thang điểm Baylor với thang điểm Rockall trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa tái phát. |
Tóm tắt: | Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một trong những bệnh lý cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp. Trong đó, XHTH cao chiếm 80 – 90% các nguyên nhân XHTH. Bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, tử vong lớn và chi phí chăm sóc sức khỏe tốn kém. Tỷ lệ XHTH cao ước tính khoảng 103 – 172 người trên 100000 dân và tỷ lệ tử vong khoảng 14% [1], [2], [3], [4], [5]. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của XHTH cao: thuốc chống viêm không steroid (NSAID-non-steroid anti-inflammatory drug), vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), corticoid, stress,…. làm cho biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân của XHTH cao rất đa dạng. Với những tiến bộ trong nghiên cứu thuốc (dùng thuốc ức chế bơm proton liều chuẩn hoặc liều cao) và sự phát triển mạnh mẽ của nội soi can thiệp (tiêm cầm máu bằng Adrenalin, gây tắc mạch, cầm máu bằng nhiệt: APC (Argon Plasma Coagulation), đầu dò nhiệt (heater probe), điện đông (electrocoagulantion)) đã làm thay đổi cơ bản quá trình tiến triển của bệnh và đạt hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, chảy máu dạ dày tá tràng vẫn có những diễn biến cấp tính nặng nề có thể dẫn tới tử vong [6]. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong điều trị, tỷ lệ tái phát ở nhóm bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản còn khá cao, theo Trần Kiều Miên và Quách Trọng Đức năm 2003, tỷ lệ XHTH tái phát chiếm tỷ lệ 8.4% [7]. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ này có thể dao động lên tới mức trong khoảng 10-30 % [8], [9], [10]. Việc điều trị XHTH cao là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc dùng thuốc và nội soi can thiệp. Tuy nhiên, nội soi cấp cứu không có sẵn tại nhiều bệnh viện. Nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy với 6750 bệnh nhân bị XHTH thì chỉ có 52% bệnh viện có nội soi cấp cứu và chỉ có 50% bệnh nhân được nội soi trong vòng 24 giờ [11]. Để phân tầng nguy cơ có một số bảng điểm tiên lượng đang được sử dụng nhằm mục đích phân loại bệnh nhân thành nhóm nguy cơ thấp và cao từ đó có phương án tiếp cận và phân bố nguồn lực hợp lý. Mặc dù được khuyến cáo trong các hướng dẫn hiện hành, nhưng bảng điểm áp dụng chưa thực sự đúng đắn trong thực hành lâm sàng. Để khuyến khích sử dụng điểm tiên lượng trong XHTH, các thang điểm cần dễ tính toán, chứa các biến dễ đo lường, có độ chính xác cao trong việc dự đoán các kết quả liên quan và phân biệt rủi ro thấp với bệnh nhân có nguy cơ cao. Thang điểm được sử dụng nhiều nhất là thang điểm Rockall, thang điểm Glassgow Blatchford, tuy nhiên việc sử dụng nhiều biến số không phải lúc nào cũng dễ áp dụng. Trong đó, thang điểm Baylor là một trong những thang điểm ngắn gọn, dễ dàng áp dụng lâm sàng nhưng chưa được đánh giá nhiều ở Việt Nam. Thang điểm này lần đầu tiên đưa ra năm 1993 bởi Zahid A. Saeed, nghiên cứu trên 80 bệnh nhân can thiệp cầm máu qua nội soi cho thấy giá trị tiên lượng XHTH tái phát và tử vong. Thang điểm Baylor cũng được nghiên cứu tại Bệnh viện Lima, Peru từ năm 2009 tới 2011, với sự tham gia của 181 bệnh nhân, giá trị đường cong ROC đánh giá nguy cơ XHTH tái phát có giá trị là 0.81, dự đoán tử vong là 0.89 và dự đoán nguy cơ cần truyền máu là 0.79 [11], [12], [13]. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu được công bố về áp dụng thang điểm Baylor trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tái phát. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu giá trị của thang điểm Baylor trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa cao do loét dạ dày – hành tá tràng” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thang điểm Baylor theo mức độ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, hành tá tràng. 2. So sánh thang điểm Baylor với thang điểm Rockall trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa tái phát. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/507 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Hoang Thuy Nga_Noi Khoa.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.5 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.