Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/507
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS. TS. TRẦN NGỌC ÁNH | - |
dc.contributor.author | HOÀNG THÚY NGA | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T09:32:00Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T09:32:00Z | - |
dc.date.issued | 2018-09-25 | - |
dc.identifier.citation | Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một trong những bệnh lý cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp. Trong đó, XHTH cao chiếm 80 – 90% các nguyên nhân XHTH. Bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, tử vong lớn và chi phí chăm sóc sức khỏe tốn kém. Tỷ lệ XHTH cao ước tính khoảng 103 – 172 người trên 100000 dân và tỷ lệ tử vong khoảng 14% [1], [2], [3], [4], [5]. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của XHTH cao: thuốc chống viêm không steroid (NSAID-non-steroid anti-inflammatory drug), vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), corticoid, stress,…. làm cho biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân của XHTH cao rất đa dạng. Với những tiến bộ trong nghiên cứu thuốc (dùng thuốc ức chế bơm proton liều chuẩn hoặc liều cao) và sự phát triển mạnh mẽ của nội soi can thiệp (tiêm cầm máu bằng Adrenalin, gây tắc mạch, cầm máu bằng nhiệt: APC (Argon Plasma Coagulation), đầu dò nhiệt (heater probe), điện đông (electrocoagulantion)) đã làm thay đổi cơ bản quá trình tiến triển của bệnh và đạt hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, chảy máu dạ dày tá tràng vẫn có những diễn biến cấp tính nặng nề có thể dẫn tới tử vong [6]. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong điều trị, tỷ lệ tái phát ở nhóm bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản còn khá cao, theo Trần Kiều Miên và Quách Trọng Đức năm 2003, tỷ lệ XHTH tái phát chiếm tỷ lệ 8.4% [7]. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ này có thể dao động lên tới mức trong khoảng 10-30 % [8], [9], [10]. Việc điều trị XHTH cao là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc dùng thuốc và nội soi can thiệp. Tuy nhiên, nội soi cấp cứu không có sẵn tại nhiều bệnh viện. Nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy với 6750 bệnh nhân bị XHTH thì chỉ có 52% bệnh viện có nội soi cấp cứu và chỉ có 50% bệnh nhân được nội soi trong vòng 24 giờ [11]. Để phân tầng nguy cơ có một số bảng điểm tiên lượng đang được sử dụng nhằm mục đích phân loại bệnh nhân thành nhóm nguy cơ thấp và cao từ đó có phương án tiếp cận và phân bố nguồn lực hợp lý. Mặc dù được khuyến cáo trong các hướng dẫn hiện hành, nhưng bảng điểm áp dụng chưa thực sự đúng đắn trong thực hành lâm sàng. Để khuyến khích sử dụng điểm tiên lượng trong XHTH, các thang điểm cần dễ tính toán, chứa các biến dễ đo lường, có độ chính xác cao trong việc dự đoán các kết quả liên quan và phân biệt rủi ro thấp với bệnh nhân có nguy cơ cao. Thang điểm được sử dụng nhiều nhất là thang điểm Rockall, thang điểm Glassgow Blatchford, tuy nhiên việc sử dụng nhiều biến số không phải lúc nào cũng dễ áp dụng. Trong đó, thang điểm Baylor là một trong những thang điểm ngắn gọn, dễ dàng áp dụng lâm sàng nhưng chưa được đánh giá nhiều ở Việt Nam. Thang điểm này lần đầu tiên đưa ra năm 1993 bởi Zahid A. Saeed, nghiên cứu trên 80 bệnh nhân can thiệp cầm máu qua nội soi cho thấy giá trị tiên lượng XHTH tái phát và tử vong. Thang điểm Baylor cũng được nghiên cứu tại Bệnh viện Lima, Peru từ năm 2009 tới 2011, với sự tham gia của 181 bệnh nhân, giá trị đường cong ROC đánh giá nguy cơ XHTH tái phát có giá trị là 0.81, dự đoán tử vong là 0.89 và dự đoán nguy cơ cần truyền máu là 0.79 [11], [12], [13]. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu được công bố về áp dụng thang điểm Baylor trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tái phát. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu giá trị của thang điểm Baylor trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa cao do loét dạ dày – hành tá tràng” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thang điểm Baylor theo mức độ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, hành tá tràng. 2. So sánh thang điểm Baylor với thang điểm Rockall trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa tái phát. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/507 | - |
dc.description.abstract | Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một trong những bệnh lý cấp cứu nội ngoại khoa thường gặp. Trong đó, XHTH cao chiếm 80 – 90% các nguyên nhân XHTH. Bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, tử vong lớn và chi phí chăm sóc sức khỏe tốn kém. Tỷ lệ XHTH cao ước tính khoảng 103 – 172 người trên 100000 dân và tỷ lệ tử vong khoảng 14% [1], [2], [3], [4], [5]. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của XHTH cao: thuốc chống viêm không steroid (NSAID-non-steroid anti-inflammatory drug), vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), corticoid, stress,…. làm cho biểu hiện lâm sàng và nguyên nhân của XHTH cao rất đa dạng. Với những tiến bộ trong nghiên cứu thuốc (dùng thuốc ức chế bơm proton liều chuẩn hoặc liều cao) và sự phát triển mạnh mẽ của nội soi can thiệp (tiêm cầm máu bằng Adrenalin, gây tắc mạch, cầm máu bằng nhiệt: APC (Argon Plasma Coagulation), đầu dò nhiệt (heater probe), điện đông (electrocoagulantion)) đã làm thay đổi cơ bản quá trình tiến triển của bệnh và đạt hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, chảy máu dạ dày tá tràng vẫn có những diễn biến cấp tính nặng nề có thể dẫn tới tử vong [6]. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong điều trị, tỷ lệ tái phát ở nhóm bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản còn khá cao, theo Trần Kiều Miên và Quách Trọng Đức năm 2003, tỷ lệ XHTH tái phát chiếm tỷ lệ 8.4% [7]. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ này có thể dao động lên tới mức trong khoảng 10-30 % [8], [9], [10]. Việc điều trị XHTH cao là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc dùng thuốc và nội soi can thiệp. Tuy nhiên, nội soi cấp cứu không có sẵn tại nhiều bệnh viện. Nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy với 6750 bệnh nhân bị XHTH thì chỉ có 52% bệnh viện có nội soi cấp cứu và chỉ có 50% bệnh nhân được nội soi trong vòng 24 giờ [11]. Để phân tầng nguy cơ có một số bảng điểm tiên lượng đang được sử dụng nhằm mục đích phân loại bệnh nhân thành nhóm nguy cơ thấp và cao từ đó có phương án tiếp cận và phân bố nguồn lực hợp lý. Mặc dù được khuyến cáo trong các hướng dẫn hiện hành, nhưng bảng điểm áp dụng chưa thực sự đúng đắn trong thực hành lâm sàng. Để khuyến khích sử dụng điểm tiên lượng trong XHTH, các thang điểm cần dễ tính toán, chứa các biến dễ đo lường, có độ chính xác cao trong việc dự đoán các kết quả liên quan và phân biệt rủi ro thấp với bệnh nhân có nguy cơ cao. Thang điểm được sử dụng nhiều nhất là thang điểm Rockall, thang điểm Glassgow Blatchford, tuy nhiên việc sử dụng nhiều biến số không phải lúc nào cũng dễ áp dụng. Trong đó, thang điểm Baylor là một trong những thang điểm ngắn gọn, dễ dàng áp dụng lâm sàng nhưng chưa được đánh giá nhiều ở Việt Nam. Thang điểm này lần đầu tiên đưa ra năm 1993 bởi Zahid A. Saeed, nghiên cứu trên 80 bệnh nhân can thiệp cầm máu qua nội soi cho thấy giá trị tiên lượng XHTH tái phát và tử vong. Thang điểm Baylor cũng được nghiên cứu tại Bệnh viện Lima, Peru từ năm 2009 tới 2011, với sự tham gia của 181 bệnh nhân, giá trị đường cong ROC đánh giá nguy cơ XHTH tái phát có giá trị là 0.81, dự đoán tử vong là 0.89 và dự đoán nguy cơ cần truyền máu là 0.79 [11], [12], [13]. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu được công bố về áp dụng thang điểm Baylor trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tái phát. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu giá trị của thang điểm Baylor trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa cao do loét dạ dày – hành tá tràng” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thang điểm Baylor theo mức độ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, hành tá tràng. 2. So sánh thang điểm Baylor với thang điểm Rockall trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa tái phát. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Dịch tễ học xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – hành tá tràng 3 1.2. Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, sinh bệnh học của XHTH do loét dạ dày tá tràng 3 1.2.1. Helicobacter pylori 3 1.2.2. Thuốc chống viêm Non – steroid 4 1.2.3. Các nguyên nhân khác 4 1.2.4. Các yếu tố nguy cơ 5 1.3. Cơ chế bệnh sinh chảy máu do loét DD-HTT 6 1.4. Biểu hiện lâm sàng của XHTH do loét dạ dày tá tràng 6 1.5. Cận lâm sàng 7 1.6. Đánh giá ban đầu và phân tầng nguy cơ 8 1.7. Điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét DD-HTT 11 1.7.1. Điều trị chung 12 1.7.2. Thuốc ức chế tiết acid 12 1.7.3. Prokinetic 13 1.7.4. Điều trị cầm máu bằng nội soi ống mềm 13 1.7.5. Điều trị cầm máu bằng các phương pháp khác 14 1.8. Xuất huyết tái phát 16 1.9. Các thang điểm tiên lượng 16 1.9.1. Nhóm thang điểm tiên lượng dựa vào lâm sàng 18 1.9.2. Thang điểm tiên lượng dựa vào nội soi 20 1.9.3. Thang điểm tiên lượng dựa vào cả lâm sàng và nội soi 20 1.10. Tình hình nghiên cứu thang điểm Baylor trong xuất huyết tiêu hóa 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. 27 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 27 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: 28 2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 28 2.3.1. Tiêu chuẩn cầm máu: khi bệnh nhân có các triệu chứng 28 2.3.2. Tiêu chuẩn xuất huyết tiêu hóa tái phát theo đồng thuận Baveno V 29 2.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc mất máu do XHTH tiêu hóa 29 2.3.4. Đánh giá số ngày điều trị 29 2.3.5. Số lượng máu truyền: 30 2.3.6. Số lần can thiệp và các biện pháp can thiệp: 30 2.3.7. Các bệnh đồng mắc theo hệ thống phân loại bệnh quốc tế ICD bao gồm 30 2.4. Dụng cụ nghiên cứu 31 2.4.1. Các dữ liệu sau đây được thu thập cho từng bệnh nhân 31 2.4.2. Phân loại sức khỏe: Được thực hiện theo phân loại của Hiệp hội gây mê Mỹ 32 2.4.3. Phân loại XHTH do loét DD-HTT đã được xác định theo phân loại Forrest 32 2.4.4. Thang điểm Baylor: 33 2.4.5. Thang điểm Rockall 34 2.5. Phân tích và xử lý số liệu 35 2.6. Cách hạn chế sai số nghiên cứu 35 2.7. Đạo đức nghiên cứu 35 2.8. Quy trình nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Đặc điểm tuổi giới 37 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 39 3.1.3. Đặc điểm ổ loét trên nội soi 44 3.2. Thang điểm Baylor của nhóm nghiên cứu 47 3.2.1. Thang điểm Baylor phân theo nhóm XHTH tái phát/tử vong 47 3.2.2. Sự thay đổi của thang điểm Baylor theo mức độ chảy máu trên nội soi 49 3.2.3. Thang điểm Baylor và mức độ mất máu trên lâm sàng 51 3.2.4. Thang điểm Baylor và kết cục 30 ngày của bệnh nhân XHTH do loét DD-HTT 54 3.3. So sánh thang điểm Baylor với thang điểm Rockall trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa tái phát. 56 3.3.1. Đặc điểm thang điểm Rockall 56 3.3.2. So sánh thang điểm Baylor và thang điểm Rockall trong tiên lượng XHTH cao do loét DD-HTT 59 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 65 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 65 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới 65 4.1.2. Biểu hiện lâm sàng 66 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng 68 4.1.4. Đặc điểm ổ loét trên nội soi 69 4.2. Thang điểm Baylor 72 4.2.1. Thang điểm Baylor phân theo nhóm XHTH tái phát/tử vong 72 4.2.2. Sự thay đổi của thang điểm Baylor trên các mức độ XHTH trên nội soi. 74 4.2.3. Thang điểm Baylor và mức độ mất máu trên lâm sàng 74 4.2.4. Thang điểm Baylor và kết cục 30 ngày của bệnh nhân XHTH do loét DD-HTT 75 4.3. So sánh thang điểm Baylor và thang điểm Rockall trong tiên lượng XHTH cao do loét DD-HTT 77 4.3.1. Đặc điểm thang điểm Rockall trong tiên lượng bệnh nhân XHTH do loét DD-HTT 77 4.3.2. So sánh thang điểm Baylor và thang điểm Rockall trong tiên lượng XHTH cao do loét DD-HTT 79 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BAYLOR TRONG TIÊN LƯỢNG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO DO LOÉT DẠ DÀY - HÀNH TÁ TRÀNG | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Hoang Thuy Nga_Noi Khoa.pdf Restricted Access | 1.5 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.