Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/503
Title: NHẬN XÉT HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG GIỮA LETROZOLE VÀ CLOMIPHENE CITRATE TRÊN BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG
Authors: ĐOÀN MẠNH TÍN
Advisor: PGS.TS. HỒ SỸ HÙNG
Issue Date: 3/10/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Vô sinh không chỉ là vấn đề sức khỏe đã và đang được quan tâm tại các nước mà còn là một trong những vấn đề hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng, trong đó vô sinh nữ chiếm tỷ lệ khá cao [1]. Có rất nhiều phương pháp điều trị vô sinh, trong đó phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp phổ biến, đơn giản, ít nguy hiểm, ít tốn kém và hiệu quả cao. Tỉ lệ có thai lâm sàng của phương pháp này khá cao 10-30 %, đặc biệt IUI có kích thích buồng trứng đã cải thiện rõ rệt hiệu quả của phương pháp này [2]. Clomiphene citrate (CC) được tổng hợp đầu tiên năm 1956 và được áp dụng lâm sàng vào năm 1961. Kích thích buồng trứng (KTBT) bằng Clomiphene citrate đã được chứng minh có hiệu quả trên bệnh nhân vô sinh [3], tuy nhiên do có tác dụng kháng estrogen nên làm cho chất nhầy cổ tử cung giảm và niêm mạc tử cung mỏng, không thuận lợi cho tinh trùng xâm nhập cũng như sự làm tổ của phôi dẫn tới giảm tỉ lệ có thai và tăng tỉ lệ sẩy thai [4]. Trong những năm gần đây, letrozole đã được nghiên cứu và áp dụng để điều trị vô sinh. Letrozole thuộc nhóm Aromatase inhibitor (AI), vì có tác dụng ức chế men aromatase nên nó ức chế chọn lọc quá trình tổng hợp estrogen [5], [6], [7]. Letrozole có thời gian bán hủy ngắn nên đào thải nhanh khỏi cơ thể [8], mặt khác vì không có tác dụng kháng estrogen nên không có những tác dụng phụ của Clomiphene citrate kể trên [9]. Đến nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của letrozole cũng như so sánh hiệu quả kích thích buồng trứng của letrozole so với Clomiphene citrate trên bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét hiệu quả kích thích buồng trứng giữa letrozole và clomiphene citrate trên bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 9/2017-9/2018” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung. 2. Nhận xét hiệu quả kích thích buồng trứng giữa letrozole và clomiphene citrate trên bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
Abstract: Vô sinh không chỉ là vấn đề sức khỏe đã và đang được quan tâm tại các nước mà còn là một trong những vấn đề hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng, trong đó vô sinh nữ chiếm tỷ lệ khá cao [1]. Có rất nhiều phương pháp điều trị vô sinh, trong đó phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp phổ biến, đơn giản, ít nguy hiểm, ít tốn kém và hiệu quả cao. Tỉ lệ có thai lâm sàng của phương pháp này khá cao 10-30 %, đặc biệt IUI có kích thích buồng trứng đã cải thiện rõ rệt hiệu quả của phương pháp này [2]. Clomiphene citrate (CC) được tổng hợp đầu tiên năm 1956 và được áp dụng lâm sàng vào năm 1961. Kích thích buồng trứng (KTBT) bằng Clomiphene citrate đã được chứng minh có hiệu quả trên bệnh nhân vô sinh [3], tuy nhiên do có tác dụng kháng estrogen nên làm cho chất nhầy cổ tử cung giảm và niêm mạc tử cung mỏng, không thuận lợi cho tinh trùng xâm nhập cũng như sự làm tổ của phôi dẫn tới giảm tỉ lệ có thai và tăng tỉ lệ sẩy thai [4]. Trong những năm gần đây, letrozole đã được nghiên cứu và áp dụng để điều trị vô sinh. Letrozole thuộc nhóm Aromatase inhibitor (AI), vì có tác dụng ức chế men aromatase nên nó ức chế chọn lọc quá trình tổng hợp estrogen [5], [6], [7]. Letrozole có thời gian bán hủy ngắn nên đào thải nhanh khỏi cơ thể [8], mặt khác vì không có tác dụng kháng estrogen nên không có những tác dụng phụ của Clomiphene citrate kể trên [9]. Đến nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của letrozole cũng như so sánh hiệu quả kích thích buồng trứng của letrozole so với Clomiphene citrate trên bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét hiệu quả kích thích buồng trứng giữa letrozole và clomiphene citrate trên bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 9/2017-9/2018” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung. 2. Nhận xét hiệu quả kích thích buồng trứng giữa letrozole và clomiphene citrate trên bệnh nhân có chỉ định bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/503
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Doan Manh Tin_ San phu khoa.pdf
  Restricted Access
1.52 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.