Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/502
Nhan đề: | NHẬN XÉT THỰC TRẠNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG |
Tác giả: | ĐOÀN THỊ KIM NGÂN |
Người hướng dẫn: | PGS.TS: Hồ Thị Kim Thanh |
Năm xuất bản: | 9/9/2018 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Trích dẫn: | Đái tháo đường đã và đang là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển cũng như một vài dân tộc thiểu số trên toàn thế giới [1], [2]. Theo ước tính mới nhất của liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) trong năm 2015 có khoảng 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040 [3]. Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học năm 2001, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị [4], do đó có nhiều di chứng nặng thậm chí tử vong, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện đã có biến chứng [5]. Tăng đường huyết cấp tính là một vấn đề gặp khá phổ biến ở bệnh nhân nội trú. Tình trạng này xảy ra ở cả nhóm người có tiền căn mắc bệnh ĐTĐ và người không bị ĐTĐ. Tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và gây ra những hậu quả không mong muốn. Tăng đường huyết xảy ra ở 38% bệnh nhân nằm viện, trong đó có khoảng 26% bệnh nhân đã mắc đái tháo đường trước đó và 12% bệnh nhân chưa có tiền sử ĐTĐ [6], [7], [8]. Thế giới cũng đang đối mặt với hiện tượng già hoá dân số. Số người già trên thế giới ngày một tăng, hiện chiếm khoảng 8,3% dân số thế giới và dự kiến sẽ tăng lên 30% vào năm 2050 [9]. Bệnh ĐTĐ là bệnh thường gặp trên người cao tuổi và được xếp hàng thứ 6 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi [10]. Theo WHO, đến năm 2030 sẽ có hơn nửa số mắc ĐTĐ trên thế giới là người châu Á và khoảng 53% số bệnh nhân này trên 60 tuổi [11]. Người cao tuổi bị mắc ĐTĐ làm gia tăng đáng kể biến chứng tim mạch, có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến suy giảm chức năng ở người cao tuổi [12]. Vì vậy, vấn đề sức khỏe của người cao tuổi trở thành gánh nặng y tế toàn cầu. Tại Hoa Kỳ năm 2012, đã có hơn 7,7 triệu lượt bệnh nhân nhập viện vì ĐTĐ hoặc tăng đường huyết. Tổng chi phí ước tính của chăm sóc ĐTĐ là 245 tỷ đô la bao gồm 176 tỷ đô la chi phí y tế trực tiếp và 69 tỷ đô la do giảm năng suất lao động [13]. Ngoài ra, bệnh nhân cao tuổi bị tăng đường huyết và ĐTĐ nhập viện thường có số bệnh mắc kèm theo cao hơn, ít có khả năng được xuất viện về nhà, thường phải chuyển sang đơn vị chăm sóc chuyển tiếp hoặc cơ sở điều dưỡng nên tăng chi phí y tế [14]. Các bằng chứng gần đây đều chứng minh tình trạng tăng đường huyết là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của bệnh nhân khi có bệnh lý cấp tính đi kèm [15]. Tăng đường huyết và các biến chứng cấp là các lý do chính buộc bệnh nhân đái tháo đường phải nhập viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tăng đường huyết ở nhóm nghiên cứu trên. |
Tóm tắt: | Đái tháo đường đã và đang là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển cũng như một vài dân tộc thiểu số trên toàn thế giới [1], [2]. Theo ước tính mới nhất của liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) trong năm 2015 có khoảng 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040 [3]. Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học năm 2001, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị [4], do đó có nhiều di chứng nặng thậm chí tử vong, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện đã có biến chứng [5]. Tăng đường huyết cấp tính là một vấn đề gặp khá phổ biến ở bệnh nhân nội trú. Tình trạng này xảy ra ở cả nhóm người có tiền căn mắc bệnh ĐTĐ và người không bị ĐTĐ. Tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và gây ra những hậu quả không mong muốn. Tăng đường huyết xảy ra ở 38% bệnh nhân nằm viện, trong đó có khoảng 26% bệnh nhân đã mắc đái tháo đường trước đó và 12% bệnh nhân chưa có tiền sử ĐTĐ [6], [7], [8]. Thế giới cũng đang đối mặt với hiện tượng già hoá dân số. Số người già trên thế giới ngày một tăng, hiện chiếm khoảng 8,3% dân số thế giới và dự kiến sẽ tăng lên 30% vào năm 2050 [9]. Bệnh ĐTĐ là bệnh thường gặp trên người cao tuổi và được xếp hàng thứ 6 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi [10]. Theo WHO, đến năm 2030 sẽ có hơn nửa số mắc ĐTĐ trên thế giới là người châu Á và khoảng 53% số bệnh nhân này trên 60 tuổi [11]. Người cao tuổi bị mắc ĐTĐ làm gia tăng đáng kể biến chứng tim mạch, có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến suy giảm chức năng ở người cao tuổi [12]. Vì vậy, vấn đề sức khỏe của người cao tuổi trở thành gánh nặng y tế toàn cầu. Tại Hoa Kỳ năm 2012, đã có hơn 7,7 triệu lượt bệnh nhân nhập viện vì ĐTĐ hoặc tăng đường huyết. Tổng chi phí ước tính của chăm sóc ĐTĐ là 245 tỷ đô la bao gồm 176 tỷ đô la chi phí y tế trực tiếp và 69 tỷ đô la do giảm năng suất lao động [13]. Ngoài ra, bệnh nhân cao tuổi bị tăng đường huyết và ĐTĐ nhập viện thường có số bệnh mắc kèm theo cao hơn, ít có khả năng được xuất viện về nhà, thường phải chuyển sang đơn vị chăm sóc chuyển tiếp hoặc cơ sở điều dưỡng nên tăng chi phí y tế [14]. Các bằng chứng gần đây đều chứng minh tình trạng tăng đường huyết là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của bệnh nhân khi có bệnh lý cấp tính đi kèm [15]. Tăng đường huyết và các biến chứng cấp là các lý do chính buộc bệnh nhân đái tháo đường phải nhập viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tăng đường huyết ở nhóm nghiên cứu trên. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/502 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
DOan Kim Ngan_Noi khoa.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.98 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.