Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/502
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS: Hồ Thị Kim Thanh-
dc.contributor.authorĐOÀN THỊ KIM NGÂN-
dc.date.accessioned2019-02-21T09:20:46Z-
dc.date.available2019-02-21T09:20:46Z-
dc.date.issued2018-09-09-
dc.identifier.citationĐái tháo đường đã và đang là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển cũng như một vài dân tộc thiểu số trên toàn thế giới [1], [2]. Theo ước tính mới nhất của liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) trong năm 2015 có khoảng 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040 [3]. Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học năm 2001, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị [4], do đó có nhiều di chứng nặng thậm chí tử vong, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện đã có biến chứng [5]. Tăng đường huyết cấp tính là một vấn đề gặp khá phổ biến ở bệnh nhân nội trú. Tình trạng này xảy ra ở cả nhóm người có tiền căn mắc bệnh ĐTĐ và người không bị ĐTĐ. Tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và gây ra những hậu quả không mong muốn. Tăng đường huyết xảy ra ở 38% bệnh nhân nằm viện, trong đó có khoảng 26% bệnh nhân đã mắc đái tháo đường trước đó và 12% bệnh nhân chưa có tiền sử ĐTĐ [6], [7], [8]. Thế giới cũng đang đối mặt với hiện tượng già hoá dân số. Số người già trên thế giới ngày một tăng, hiện chiếm khoảng 8,3% dân số thế giới và dự kiến sẽ tăng lên 30% vào năm 2050 [9]. Bệnh ĐTĐ là bệnh thường gặp trên người cao tuổi và được xếp hàng thứ 6 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi [10]. Theo WHO, đến năm 2030 sẽ có hơn nửa số mắc ĐTĐ trên thế giới là người châu Á và khoảng 53% số bệnh nhân này trên 60 tuổi [11]. Người cao tuổi bị mắc ĐTĐ làm gia tăng đáng kể biến chứng tim mạch, có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến suy giảm chức năng ở người cao tuổi [12]. Vì vậy, vấn đề sức khỏe của người cao tuổi trở thành gánh nặng y tế toàn cầu. Tại Hoa Kỳ năm 2012, đã có hơn 7,7 triệu lượt bệnh nhân nhập viện vì ĐTĐ hoặc tăng đường huyết. Tổng chi phí ước tính của chăm sóc ĐTĐ là 245 tỷ đô la bao gồm 176 tỷ đô la chi phí y tế trực tiếp và 69 tỷ đô la do giảm năng suất lao động [13]. Ngoài ra, bệnh nhân cao tuổi bị tăng đường huyết và ĐTĐ nhập viện thường có số bệnh mắc kèm theo cao hơn, ít có khả năng được xuất viện về nhà, thường phải chuyển sang đơn vị chăm sóc chuyển tiếp hoặc cơ sở điều dưỡng nên tăng chi phí y tế [14]. Các bằng chứng gần đây đều chứng minh tình trạng tăng đường huyết là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của bệnh nhân khi có bệnh lý cấp tính đi kèm [15]. Tăng đường huyết và các biến chứng cấp là các lý do chính buộc bệnh nhân đái tháo đường phải nhập viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tăng đường huyết ở nhóm nghiên cứu trên.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/502-
dc.description.abstractĐái tháo đường đã và đang là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển cũng như một vài dân tộc thiểu số trên toàn thế giới [1], [2]. Theo ước tính mới nhất của liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) trong năm 2015 có khoảng 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040 [3]. Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học năm 2001, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh được phát hiện và điều trị muộn. Mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị [4], do đó có nhiều di chứng nặng thậm chí tử vong, đặc biệt là bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện đã có biến chứng [5]. Tăng đường huyết cấp tính là một vấn đề gặp khá phổ biến ở bệnh nhân nội trú. Tình trạng này xảy ra ở cả nhóm người có tiền căn mắc bệnh ĐTĐ và người không bị ĐTĐ. Tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và gây ra những hậu quả không mong muốn. Tăng đường huyết xảy ra ở 38% bệnh nhân nằm viện, trong đó có khoảng 26% bệnh nhân đã mắc đái tháo đường trước đó và 12% bệnh nhân chưa có tiền sử ĐTĐ [6], [7], [8]. Thế giới cũng đang đối mặt với hiện tượng già hoá dân số. Số người già trên thế giới ngày một tăng, hiện chiếm khoảng 8,3% dân số thế giới và dự kiến sẽ tăng lên 30% vào năm 2050 [9]. Bệnh ĐTĐ là bệnh thường gặp trên người cao tuổi và được xếp hàng thứ 6 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi [10]. Theo WHO, đến năm 2030 sẽ có hơn nửa số mắc ĐTĐ trên thế giới là người châu Á và khoảng 53% số bệnh nhân này trên 60 tuổi [11]. Người cao tuổi bị mắc ĐTĐ làm gia tăng đáng kể biến chứng tim mạch, có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến suy giảm chức năng ở người cao tuổi [12]. Vì vậy, vấn đề sức khỏe của người cao tuổi trở thành gánh nặng y tế toàn cầu. Tại Hoa Kỳ năm 2012, đã có hơn 7,7 triệu lượt bệnh nhân nhập viện vì ĐTĐ hoặc tăng đường huyết. Tổng chi phí ước tính của chăm sóc ĐTĐ là 245 tỷ đô la bao gồm 176 tỷ đô la chi phí y tế trực tiếp và 69 tỷ đô la do giảm năng suất lao động [13]. Ngoài ra, bệnh nhân cao tuổi bị tăng đường huyết và ĐTĐ nhập viện thường có số bệnh mắc kèm theo cao hơn, ít có khả năng được xuất viện về nhà, thường phải chuyển sang đơn vị chăm sóc chuyển tiếp hoặc cơ sở điều dưỡng nên tăng chi phí y tế [14]. Các bằng chứng gần đây đều chứng minh tình trạng tăng đường huyết là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của bệnh nhân khi có bệnh lý cấp tính đi kèm [15]. Tăng đường huyết và các biến chứng cấp là các lý do chính buộc bệnh nhân đái tháo đường phải nhập viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét thực trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tăng đường huyết ở nhóm nghiên cứu trên.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường 3 1.2. Khái niệm về tăng đường huyết và ĐTĐ 4 1.2.1. Khái niệm về tăng đường huyết 4 1.2.2. Khái niệm ĐTĐ 4 1.3. Chẩn đoán 5 1.3.1. Chẩn đoán tăng đường huyết mới phát hiện khi nhập viện 5 1.3.2. Chẩn đoán ĐTĐ 7 1.4. Sinh bệnh học 9 1.4.1. Sinh bệnh học của tăng đường huyết 9 1.4.2. Sinh bệnh học của ĐTĐ typ 2 10 1.4.3. ĐTĐ ở bệnh nhân cao tuổi 11 1.5. Các yếu tố nguy cơ gây tăng đường huyết 14 1.6. Ảnh hưởng và diễn biến của tình trạng tăng đường huyết 15 1.6.1. Ảnh hưởng của tình trạng tăng đường huyết đến bệnh nhân nội trú. 15 1.6.2. Diễn biến của tình trạng tăng đường huyết 19 1.7. Mục tiêu và bằng chứng của kiểm soát đường huyết nội viện. 20 1.7.1. Mục tiêu kiểm soát đường huyết nội viện 20 1.7.2. Bằng chứng của việc kiểm soát đường huyết 22 1.8. Biến chứng cấp tính 22 1.9. Điều trị 23 1.9.1. Insulin 24 1.9.2. Thuốc viên 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 32 2.2.3. Các bước tiến hành 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 39 3.1.1. Nhóm bệnh 39 3.1.2. Nhóm tuổi 40 3.1.3. Giới 41 3.1.4. Bệnh đồng mắc (mắc kèm) – tình trạng đa bệnh lý. 41 3.1.5. Thời gian phát hiện bệnh của bệnh nhân đã có tiền sử ĐTĐ (nhóm III) 42 3.1.6. Triệu chứng lâm sàng điển hình của ĐTĐ 42 3.1.7. Các nguyên nhân, bệnh lý nhập viện thường gặp ở bệnh nhân nghiên cứu 43 3.1.8. Một số đặc điểm lâm sàng 44 3.1.9. Một số đặc điểm cận lâm sàng 45 3.1.10. Đường huyết trung bình nhập viện và ra viện: 45 3.1.11. Phác đồ điều trị tại viện 47 3.1.12. Bệnh nhân có TALTT 48 3.1.13. Hạ đường huyết trong quá trình nằm viện: 48 3.1.14. Thời gian điều trị trung bình (ngày) 49 3.1.15. Phân bố bệnh nhân theo mức tăng đường huyết 50 3.2. Một số yếu tố liên quan với tăng đường huyết 51 3.2.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tăng đường huyết 51 3.2.2. Mối liên quan giữa số bệnh mắc kèm và tăng đường huyết 52 3.2.3. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ (nhóm III) và tăng đường huyết 53 3.2.4. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc ĐTĐ (nhóm III) và tăng đường huyết 54 3.2.5. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng đường huyết 55 3.2.6. Mối liên quan giữa huyết áp lúc nhập viện và tăng đường huyết 56 3.2.7. Mối quan hệ giữa kiểm soát ĐH ra viện và khoa điều trị 57 3.2.8. Mối tương quan giữa nồng độ đường huyết và HbA1c tại thời điểm vào viện 58 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 59 4.2. Nguyên nhân, bệnh lý nhập viện thường gặp 63 4.3. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm lúc nhập viện 65 4.3.1. Đặc điểm lâm sàng: 65 4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng 66 4.4. Phác đồ điều trị tại bệnh viện 69 4.5. Hạ đường huyết 70 4.6. Thời gian nằm viện 72 4.7. Phân bố bệnh nhân theo mức tăng đường huyết 72 4.8. Một số yếu tố liên quan với TĐH 73 4.8.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và TĐH 73 4.8.2. Mối liên quan giữa số bệnh mắc kèm với tăng đường huyết 74 4.8.3. Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh với tăng đường huyết 74 4.8.4. Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc ĐTĐ (nhóm III) và tăng đường huyết 75 4.8.5. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng đường huyết 75 4.8.6. Mối liên quan giữa HA nhập viện và tăng đường huyết 76 4.8.7. Mối tương quan giữa tăng đường huyết và HbA1c tại thời điểm nhập viện 76 KẾT LUẬN 78 KIẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO   DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân chia mức tăng đường huyết 7 Bảng 1.2: Nhận định kết quả xét nghiệm ĐH khi tiến hành nghiệm pháp tăng đường huyết đường uống để chẩn đoán BN ĐTĐ 9 Bảng 1.3: Mục tiêu kiểm soát ĐH nội viện 21 Bảng 1.4: Mục tiêu đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi 21 Bảng 1.5: Các loại insulin 25 Bảng 2.1. Mục tiêu kiểm soát ĐH nội viện theo khuyến cáo của ADA Standards of Medical care in Diabetes - 2016 34 Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá rối loạn lipid máu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam 34 Bảng 3.1: Một số giá trị về tuổi 40 Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới 41 Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo số bệnh mắc kèm 41 Bảng 3.4: Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng điển hình của ĐTĐ 42 Bảng 3.5: Nguyên nhân, bệnh lý nhập viện thường gặp ở bệnh nhân nghiên cứu 43 Bảng 3.6: Giá trị trung bình của một số đặc điểm lâm sàng 44 Bảng 3.7: Giá trị trung bình của một số đặc điểm cận lâm sàng 45 Bảng 3.8: Đường huyết trung bình nhập viện và ra viện (mmol/L): 45 Bảng 3.9: Tỷ lệ bệnh nhân theo phác đồ điều trị tại viện 47 Bảng 3.10: Tỷ lệ bệnh nhân hạ đường huyết trong quá trình nằm viện: 48 Bảng 3.11: Thời gian điều trị trung bình của các nhóm bệnh (ngày) 49 Bảng 3.12: Phân bố bệnh nhân theo mức tăng đường huyết 50 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tăng đường huyết 51 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa số bệnh mắc kèm và tăng đường huyết 52 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ và tăng đường huyết 53 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc ĐTĐ và tăng đường huyết 54 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng đường huyết 55 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa huyết áp lúc nhập viện và tăng đường huyết 56 Bảng 3.19: Mối quan hệ giữa kiểm soát ĐH ra viện và khoa điều trị 57 Bảng 4.1. Mức ĐH chọn bệnh nhân vào nghiên cứu của các tác giả 67   DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm bệnh 39 Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân ở các nhóm bệnh theo tuổi 40 Biểu đồ 3.3: Thời gian phát hiện bệnh của bệnh nhân đã có tiền sử ĐTĐ 42 Biểu đồ 3.4: Đường huyết trung bình lúc nhập viện và khi ra viện (mmol/L) 46 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân có TALTT 48 Biểu đồ 3.6: Mối tương quan giữa nồng độ đường huyết và HbA1c tại thời điểm vào viện 58 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sinh lý bệnh của tăng đường huyết 10 Hình 1.2: Yếu tố làm tăng tỷ lệ ĐTĐ ở người cao tuổi 14vi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleNHẬN XÉT THỰC TRẠNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNGvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
DOan Kim Ngan_Noi khoa.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.