Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/495
Title: | SO SÁNH TÁC DỤNG CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG ROPIVACAIN CÁC LIỀU THẤP KHÁC NHAU KẾT HỢP FENTANYL CHO PHẪU THUẬT PHỤ KHOA VÙNG TẦNG SINH MÔN |
Authors: | BÙI MINH HỒNG |
Advisor: | TS.BS. Nguyễn Đức Lam |
Issue Date: | 10/10/2018 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Citation: | Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê vùng được áp dụng lâm sàng từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay, gây tê tủy sống vẫn được chỉ định vô cảm phổ biến để phẫu thuật bụng dưới, chi dưới, sản khoa và tiết niệu, trong đó có chỉ định vô cảm cho phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. Phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn, thường áp dụng cho các bệnh nhân nữ trẻ tuổi hoặc trung niên, khỏe mạnh, phẫu thuật trong thời gian ngắn, những bệnh nhân có nhu cầu để trở lại sinh hoạt thường nhật sớm…Do đó, để hạn chế những rối loạn huyết động, những ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cần phải giới hạn mức phong bế tủy sống và cách thường được dùng là giảm liều thuốc tê và phối hợp với một thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid. Thuốc tê sử dụng gây tê tủy sống có nhiều loại như bupivacain, levobupivacain, ropivacain…Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc tê bupivacain phối hợp với fentanyl để gây tê tủy sống trong phẫu thuật đã được áp dụng rộng rãi cho phẫu thuật vùng sàn chậu [1],[2],[3]. Thuốc tê này có tác dụng vô cảm nhanh, mạnh nhưng có độc tính cao trên tim mạch, đặc biệt nguy hiểm nếu tiêm nhầm vào mạch máu. Ngoài ra bupivacain gây ức chế vận động kéo dài, do đó, bệnh nhân chậm ra khỏi phòng hồi tỉnh và tăng các biến chứng do bất động như tắc mạch… Ropivacain là loại thuốc tê thuộc họ amino amid được sử dụng trên thế giới từ năm 1996 với những ưu điểm hơn so với bupivacain. Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, ropivacain ít gây độc tính trên thần kinh và tim mạch hơn so với bupivacain, nên thích hợp để gây tê tủy sống trong phẫu thuật cho bệnh nhân lớn tuổi [4],[5],[6],[7],[8]. Đồng thời, ropivacain chủ yếu ức chế cảm giác, thời gian ức chế vận động ngắn hơn, do đó, phục hồi chức năng vận động sớm, bệnh nhân đi lại được sớm [8],[9]. Vì vậy, thuốc phù hợp để gây tê tủy sống cho các loại phẫu thuật ngắn trong đó có phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về sử dụng ropivacain đơn thuần hoặc phối hợp với opioid để gây tê tủy sống cho các phẫu thuật vùng sàn chậu, phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, phẫu thuật u tuyến Bartholin, phẫu thuật thẩm mỹ vùng tầng sinh môn [10],[11],[12-13]. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam việc sử dụng ropivacain phối hợp với fentanyl trong gây tê tủy sống để vô cảm với những phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt, chưa có nghiên cứu về liều ropivacain nào thích hợp cho loại phẫu thuật này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh tác dụng của gây tê tủy sống bằng ropivacain các liều thấp khác nhau kết hợp fentanyl cho phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn” nhằm hai mục tiêu: 1. So sánh tác dụng vô cảm của gây tê tủy sống bằng ropivacain các liều 5 mg, 6 mg, 7 mg kết hợp fentanyl 20 µg trong phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. 2. So sánh ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn của các liều thuốc tê nói trên khi gây tê tủy sống trong phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. |
Abstract: | Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê vùng được áp dụng lâm sàng từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay, gây tê tủy sống vẫn được chỉ định vô cảm phổ biến để phẫu thuật bụng dưới, chi dưới, sản khoa và tiết niệu, trong đó có chỉ định vô cảm cho phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. Phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn, thường áp dụng cho các bệnh nhân nữ trẻ tuổi hoặc trung niên, khỏe mạnh, phẫu thuật trong thời gian ngắn, những bệnh nhân có nhu cầu để trở lại sinh hoạt thường nhật sớm…Do đó, để hạn chế những rối loạn huyết động, những ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cần phải giới hạn mức phong bế tủy sống và cách thường được dùng là giảm liều thuốc tê và phối hợp với một thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid. Thuốc tê sử dụng gây tê tủy sống có nhiều loại như bupivacain, levobupivacain, ropivacain…Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc tê bupivacain phối hợp với fentanyl để gây tê tủy sống trong phẫu thuật đã được áp dụng rộng rãi cho phẫu thuật vùng sàn chậu [1],[2],[3]. Thuốc tê này có tác dụng vô cảm nhanh, mạnh nhưng có độc tính cao trên tim mạch, đặc biệt nguy hiểm nếu tiêm nhầm vào mạch máu. Ngoài ra bupivacain gây ức chế vận động kéo dài, do đó, bệnh nhân chậm ra khỏi phòng hồi tỉnh và tăng các biến chứng do bất động như tắc mạch… Ropivacain là loại thuốc tê thuộc họ amino amid được sử dụng trên thế giới từ năm 1996 với những ưu điểm hơn so với bupivacain. Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, ropivacain ít gây độc tính trên thần kinh và tim mạch hơn so với bupivacain, nên thích hợp để gây tê tủy sống trong phẫu thuật cho bệnh nhân lớn tuổi [4],[5],[6],[7],[8]. Đồng thời, ropivacain chủ yếu ức chế cảm giác, thời gian ức chế vận động ngắn hơn, do đó, phục hồi chức năng vận động sớm, bệnh nhân đi lại được sớm [8],[9]. Vì vậy, thuốc phù hợp để gây tê tủy sống cho các loại phẫu thuật ngắn trong đó có phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về sử dụng ropivacain đơn thuần hoặc phối hợp với opioid để gây tê tủy sống cho các phẫu thuật vùng sàn chậu, phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, phẫu thuật u tuyến Bartholin, phẫu thuật thẩm mỹ vùng tầng sinh môn [10],[11],[12-13]. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam việc sử dụng ropivacain phối hợp với fentanyl trong gây tê tủy sống để vô cảm với những phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt, chưa có nghiên cứu về liều ropivacain nào thích hợp cho loại phẫu thuật này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh tác dụng của gây tê tủy sống bằng ropivacain các liều thấp khác nhau kết hợp fentanyl cho phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn” nhằm hai mục tiêu: 1. So sánh tác dụng vô cảm của gây tê tủy sống bằng ropivacain các liều 5 mg, 6 mg, 7 mg kết hợp fentanyl 20 µg trong phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. 2. So sánh ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn của các liều thuốc tê nói trên khi gây tê tủy sống trong phẫu thuật phụ khoa vùng tầng sinh môn. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/495 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Bui Minh Hong_GMHS.pdf Restricted Access | 2.32 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.