Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/492
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA RONG KINH RONG HUYẾT CƠ NĂNG Ở PHỤ NỮ TỪ 18 - 49 TUỔI CÓ CAN THIỆP BUỒNG TỬ CUNG
Authors: PHAN THỊ QUY
Issue Date: 9/10/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu tình hình sức khỏe nội tiết của người phụ nữ. Bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 25 đến 34 ngày, ngày hành kinh 3 đến7 ngày. Hoạt động của kinh nguyệt chịu sự tác động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Ngoài ra nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như chủng tộc, xã hội, môi trường và bệnh lý toàn thân. Kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ nội tiết của người phụ nữ đang ở thời điểm hoạt động tốt, đảm bảo chức năng sinh sản cũng như duy trì nâng cao chất lượng cuộc sống. Rong kinh là một bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ. Hành kinh trên 7 ngày gọi là rong kinh. Ra máu không liên quan đến kỳ kinh và kéo dài trên 7 ngày là rong huyết. Rong kinh rong huyết (RKRH) có nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân thực thể như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, polyp buồng tử cung hoặc do các nguyên nhân rong kinh rong huyết cơ năng. RKRH có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ tuổi trẻ đến tuổi mãn kinh. Mỗi một độ tuổi RKRH có đặc thù riêng. RKRH là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh tuy nhiên hay gặp hai nhóm chính đó là nhóm cơ năng và nhóm có tổn thương thực thể. RKRH cần được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, vì nếu để kéo dài gây mất máu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, không những thế RKRH kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, là một trong những yếu tố góp phần gây nên vô sinh nữ [1]. Với những trường hợp có tổn thương thực thể thì RKRH sẽ được điều trị theo nguyên nhân, còn những trườnghợp không phát hiện có tổn thương thực thể được coi là rong kinh cơ năng sẽ được điều trị nội khoa . Với phụ nữ chưa quan hệ tình dục nếu điều trị nội khoa thất bại thì phải hút buồng tử cung còn những phụ nữ đã có quan hệ tình dục nhất là đã từng có con với niêm mạc dày hoặc ra nhiều máu sẽ được hút buồng tủ cung với hai mục đích là cầm máu và gửi xét nghiệm mô bệnh học(chẩn đoán ) với mong muốn tìm hiểu một số đặc điểm của RKRH cơ năng có hút buồng tử cung chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi có can thiệp buồng tử cung” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ tuổi từ 18 – 49 có can thiệp buồng tử cung tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2. Nhận xét kết quả mô bệnh học của nhóm bệnh nhân này.
Abstract: Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu tình hình sức khỏe nội tiết của người phụ nữ. Bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 25 đến 34 ngày, ngày hành kinh 3 đến7 ngày. Hoạt động của kinh nguyệt chịu sự tác động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Ngoài ra nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như chủng tộc, xã hội, môi trường và bệnh lý toàn thân. Kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ nội tiết của người phụ nữ đang ở thời điểm hoạt động tốt, đảm bảo chức năng sinh sản cũng như duy trì nâng cao chất lượng cuộc sống. Rong kinh là một bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ. Hành kinh trên 7 ngày gọi là rong kinh. Ra máu không liên quan đến kỳ kinh và kéo dài trên 7 ngày là rong huyết. Rong kinh rong huyết (RKRH) có nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân thực thể như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, polyp buồng tử cung hoặc do các nguyên nhân rong kinh rong huyết cơ năng. RKRH có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ tuổi trẻ đến tuổi mãn kinh. Mỗi một độ tuổi RKRH có đặc thù riêng. RKRH là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh tuy nhiên hay gặp hai nhóm chính đó là nhóm cơ năng và nhóm có tổn thương thực thể. RKRH cần được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, vì nếu để kéo dài gây mất máu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, không những thế RKRH kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, là một trong những yếu tố góp phần gây nên vô sinh nữ [1]. Với những trường hợp có tổn thương thực thể thì RKRH sẽ được điều trị theo nguyên nhân, còn những trườnghợp không phát hiện có tổn thương thực thể được coi là rong kinh cơ năng sẽ được điều trị nội khoa . Với phụ nữ chưa quan hệ tình dục nếu điều trị nội khoa thất bại thì phải hút buồng tử cung còn những phụ nữ đã có quan hệ tình dục nhất là đã từng có con với niêm mạc dày hoặc ra nhiều máu sẽ được hút buồng tủ cung với hai mục đích là cầm máu và gửi xét nghiệm mô bệnh học(chẩn đoán ) với mong muốn tìm hiểu một số đặc điểm của RKRH cơ năng có hút buồng tử cung chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi có can thiệp buồng tử cung” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ tuổi từ 18 – 49 có can thiệp buồng tử cung tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2. Nhận xét kết quả mô bệnh học của nhóm bệnh nhân này.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/492
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Phan Thi Quy_San phu khoa.pdf
  Restricted Access
1.71 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.