Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/492
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.author | PHAN THỊ QUY | - |
dc.contributor.other | PGS.TS. Đặng Thị Minh Nguyệt | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T08:50:45Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T08:50:45Z | - |
dc.date.issued | 2018-10-09 | - |
dc.identifier.citation | Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu tình hình sức khỏe nội tiết của người phụ nữ. Bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 25 đến 34 ngày, ngày hành kinh 3 đến7 ngày. Hoạt động của kinh nguyệt chịu sự tác động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Ngoài ra nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như chủng tộc, xã hội, môi trường và bệnh lý toàn thân. Kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ nội tiết của người phụ nữ đang ở thời điểm hoạt động tốt, đảm bảo chức năng sinh sản cũng như duy trì nâng cao chất lượng cuộc sống. Rong kinh là một bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ. Hành kinh trên 7 ngày gọi là rong kinh. Ra máu không liên quan đến kỳ kinh và kéo dài trên 7 ngày là rong huyết. Rong kinh rong huyết (RKRH) có nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân thực thể như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, polyp buồng tử cung hoặc do các nguyên nhân rong kinh rong huyết cơ năng. RKRH có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ tuổi trẻ đến tuổi mãn kinh. Mỗi một độ tuổi RKRH có đặc thù riêng. RKRH là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh tuy nhiên hay gặp hai nhóm chính đó là nhóm cơ năng và nhóm có tổn thương thực thể. RKRH cần được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, vì nếu để kéo dài gây mất máu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, không những thế RKRH kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, là một trong những yếu tố góp phần gây nên vô sinh nữ [1]. Với những trường hợp có tổn thương thực thể thì RKRH sẽ được điều trị theo nguyên nhân, còn những trườnghợp không phát hiện có tổn thương thực thể được coi là rong kinh cơ năng sẽ được điều trị nội khoa . Với phụ nữ chưa quan hệ tình dục nếu điều trị nội khoa thất bại thì phải hút buồng tử cung còn những phụ nữ đã có quan hệ tình dục nhất là đã từng có con với niêm mạc dày hoặc ra nhiều máu sẽ được hút buồng tủ cung với hai mục đích là cầm máu và gửi xét nghiệm mô bệnh học(chẩn đoán ) với mong muốn tìm hiểu một số đặc điểm của RKRH cơ năng có hút buồng tử cung chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi có can thiệp buồng tử cung” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ tuổi từ 18 – 49 có can thiệp buồng tử cung tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2. Nhận xét kết quả mô bệnh học của nhóm bệnh nhân này. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/492 | - |
dc.description.abstract | Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu tình hình sức khỏe nội tiết của người phụ nữ. Bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 25 đến 34 ngày, ngày hành kinh 3 đến7 ngày. Hoạt động của kinh nguyệt chịu sự tác động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Ngoài ra nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như chủng tộc, xã hội, môi trường và bệnh lý toàn thân. Kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ nội tiết của người phụ nữ đang ở thời điểm hoạt động tốt, đảm bảo chức năng sinh sản cũng như duy trì nâng cao chất lượng cuộc sống. Rong kinh là một bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ. Hành kinh trên 7 ngày gọi là rong kinh. Ra máu không liên quan đến kỳ kinh và kéo dài trên 7 ngày là rong huyết. Rong kinh rong huyết (RKRH) có nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân thực thể như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, polyp buồng tử cung hoặc do các nguyên nhân rong kinh rong huyết cơ năng. RKRH có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ tuổi trẻ đến tuổi mãn kinh. Mỗi một độ tuổi RKRH có đặc thù riêng. RKRH là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh tuy nhiên hay gặp hai nhóm chính đó là nhóm cơ năng và nhóm có tổn thương thực thể. RKRH cần được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, vì nếu để kéo dài gây mất máu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, không những thế RKRH kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, là một trong những yếu tố góp phần gây nên vô sinh nữ [1]. Với những trường hợp có tổn thương thực thể thì RKRH sẽ được điều trị theo nguyên nhân, còn những trườnghợp không phát hiện có tổn thương thực thể được coi là rong kinh cơ năng sẽ được điều trị nội khoa . Với phụ nữ chưa quan hệ tình dục nếu điều trị nội khoa thất bại thì phải hút buồng tử cung còn những phụ nữ đã có quan hệ tình dục nhất là đã từng có con với niêm mạc dày hoặc ra nhiều máu sẽ được hút buồng tủ cung với hai mục đích là cầm máu và gửi xét nghiệm mô bệnh học(chẩn đoán ) với mong muốn tìm hiểu một số đặc điểm của RKRH cơ năng có hút buồng tử cung chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi có can thiệp buồng tử cung” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của bệnh nhân rong kinh rong huyết cơ năng ở phụ nữ tuổi từ 18 – 49 có can thiệp buồng tử cung tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2. Nhận xét kết quả mô bệnh học của nhóm bệnh nhân này. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái niệm về rong kinh rong huyết 3 1.2. Sinh lý kinh chu kỳ kinh nguyệt 3 1.2.1. Định nghĩa kinh nguyệt 3 1.2.2. Sinh lý kinh nguyệt 4 1.2.3. Vai trò của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng 5 1.2.4. Các thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ 7 1.3. Đặc điểm cấu tạo của nội mạc tử cung 8 1.3.1. Cấu tạo nội mạc tử cung 8 1.3.2. Hệ tuần hoàn của nội mạc tử cung 9 1.3.3. Sự biến đổi nội mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt 9 1.4. Sinh lý bệnh học của rong kinh rong huyết cơ năng 10 1.4.1. Những biến đổi trong sự bài tiết estrogen và progesteron 11 1.4.2. Những thay đổi về tổ chức học của niêm mạc tử cung trong rong kinh rong huyết 12 1.5. Nguyên nhân RKRH 14 1.6. Chẩn đoán RKRH cơ năng 16 1.6.1. Lâm sàng 16 1.6.2. Các xét nghiệm và thăm dò. 16 1.7. Điều trị rong kinh rong huyết 18 1.7.1. Điều trị RKRH thực thể 18 1.7.2. Điều trị RKRH cơ năng 18 1.7.3. Phương pháp điều trị sử dụng trong nghiên cứu 19 1.8. Một số nghiên cứu về RKRH 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 24 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 24 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 24 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 24 2.2.4. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu và tiêu chuẩn 25 2.2.5.Thu thập số liệu 26 2.2.6.Xử lý, phân tích số liệu 27 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 27 Chương 3: KẾT QUẢ 28 3.1. Mô tả một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 28 3.1.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu 28 3.1.2. Tuổi có kinh lần đầu 28 3.1.3 Tiền sử kinh nguyệt của bệnh nhân 29 3.1.4. Tiền sử sản khoa 29 3.1.5. Tiền sử phụ khoa 30 3.1.6. Tiền sử ngoại khoa 31 3.1.7. Triệu chứng cơ năng 31 3.1.8. Thời gian RKRH cơ năng. 32 3.1.9. Khám lâm sàng 32 3.1.10. Siêu âm tử cung và phần phụ 33 3.1.11. Xét nghiêm máu 34 3.1.12. Bệnh nhân phải truyền máu trong quá trình điều trị 35 3.1.13. Thời gian nằm viện 35 3.2. Nhận xét kết quả mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan 36 3.2.1. Kết quả mô bệnh học 36 3.2.2. Nhận xét kết quả mô bệnh học và tiền sử phụ khoa 37 3.2.3. Nhận xét kết quả mô bệnh học và công thức máu 38 3.2.4. Nhận xét kết quả mô bệnh học và siêu âm tử cung phần phụ 39 3.2.5. Nhận xét kết quả mô bệnh học và phương pháp điều trị trước khi hút buồng tử cung 40 3.2.6. Nhận xét kết quả mô bệnh học và phương pháp điều trị sau khi hút buồng tử cung 41 3.2.7. Nhận xét kết quả mô bệnh học và thời gian cầm máu 42 3.2.8. Nhận xét kết quả mô bệnh học và truyền máu 42 Chương 4: BÀN LUẬN 43 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 43 4.1.1. Tuổi 43 4.1.2. Tuổi có kinh lần đầu 44 4.1.3. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt 46 4.1.4. Tiền sử sản phụ khoa 47 4.1.5. Tính chất ra máu lúc vào viện 49 4.1.6. Thời gian ra máu 50 4.1.7. Triệu chứng thực thể 51 4.1.8. Siêu âm tử cung và phần phụ 51 4.1.9. Xét nghiệm Hb, hồng cầu (mức độ thiếu máu) 53 4.2. Nhận xét kết quả mô bệnh học và một số yếu tố liên quan 54 4.2.1. Kết quả mô bệnh học 54 4.2.2. Kết quả mô bệnh họcvà tiền sử kinh nguyệt 55 4.2.3. Kết quả mô bệnh họcvà mức độ thiếu máu 56 4.2.4. Kết quả mô bệnh học và siêu âm tử cung và phần phụ 56 4.2.5. Kết quả mô bệnh họcvà phương pháp điều trị 58 4.2.6. Kết quả mô bệnh họcvà thời gian cầm máu 63 4.2.7. Kết quả mô bệnh họcvà truyền máu 64 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA RONG KINH RONG HUYẾT CƠ NĂNG Ở PHỤ NỮ TỪ 18 - 49 TUỔI CÓ CAN THIỆP BUỒNG TỬ CUNG | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Phan Thi Quy_San phu khoa.pdf Restricted Access | 1.71 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.