Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/491
Nhan đề: | ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH TAI MŨI HỌNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN |
Tác giả: | NGUYỄN VĂN MINH |
Người hướng dẫn: | PGS.TS: PHẠM TUẤN CẢNH |
Năm xuất bản: | 10/6/2018 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Trích dẫn: | Bệnh tai mũi họng là một bệnh khá phổ biến tại cộng đồng cũng như các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gánh nặng bệnh tật do các bệnh về tai mũi họng là khá lớn, đặc biệt cho trẻ em và chi phí khám chữa bệnh rất tốn kém [1]. Riêng tại Hoa Kỳ, tỷ lệ viêm xoang ở người lớn chiếm 14,1% và chi phí cho điều trị là 3,4 tỷ đô la/năm [2]. Tỷ lệ viêm tai giữa trẻ em ở Thái Lan, Việt Nam và Indonesia vào khoảng từ 2-4% nhưng rất cao tại Malaysia chiếm 13,8% [3]. Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng thông thường trong cộng đồng chiếm 59% và nhóm bệnh viêm tai giữa là cao nhất [4]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2012 cho thấy mô hình bệnh tai mũi họng trong các bệnh nhân đến khám. Bệnh lý tai do viêm nhiễm chiếm tỷ lệ 67,4%, VTGMT chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,7%.VTTD chiếm 8,4%, Viêm tai dính chiếm 2,6%, VTG cấp chiếm 1,1% tổng số bệnh lý tai và các bệnh lý viêm tai khác chiếm 6,6% tổng số bệnh lý tai [5]. Khả năng đáp ứng của bệnh viện đối với việc chẩn đoán và điều trị các bệnh tai mũi họng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và trình độ các cán bộ y tế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, thuốc sẵn có. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về mô hình bệnh tai mũi họng tại cộng đồng và bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu nào về khả năng đáp ứng của cơ sở y tế đối với công tác khám chữa bệnh tai mũi họng, đặc biệt là cho các vùng núi. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: MỤC TIÊU: 1. Mô tả mô hình bệnh tai mũi họng tại phòng khám và khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2017. 2. Đánh giá khả năng đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn và đề xuất giải pháp can thiệp. |
Tóm tắt: | Bệnh tai mũi họng là một bệnh khá phổ biến tại cộng đồng cũng như các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gánh nặng bệnh tật do các bệnh về tai mũi họng là khá lớn, đặc biệt cho trẻ em và chi phí khám chữa bệnh rất tốn kém [1]. Riêng tại Hoa Kỳ, tỷ lệ viêm xoang ở người lớn chiếm 14,1% và chi phí cho điều trị là 3,4 tỷ đô la/năm [2]. Tỷ lệ viêm tai giữa trẻ em ở Thái Lan, Việt Nam và Indonesia vào khoảng từ 2-4% nhưng rất cao tại Malaysia chiếm 13,8% [3]. Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng thông thường trong cộng đồng chiếm 59% và nhóm bệnh viêm tai giữa là cao nhất [4]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2012 cho thấy mô hình bệnh tai mũi họng trong các bệnh nhân đến khám. Bệnh lý tai do viêm nhiễm chiếm tỷ lệ 67,4%, VTGMT chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,7%.VTTD chiếm 8,4%, Viêm tai dính chiếm 2,6%, VTG cấp chiếm 1,1% tổng số bệnh lý tai và các bệnh lý viêm tai khác chiếm 6,6% tổng số bệnh lý tai [5]. Khả năng đáp ứng của bệnh viện đối với việc chẩn đoán và điều trị các bệnh tai mũi họng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và trình độ các cán bộ y tế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, thuốc sẵn có. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về mô hình bệnh tai mũi họng tại cộng đồng và bệnh viện nhưng chưa có nghiên cứu nào về khả năng đáp ứng của cơ sở y tế đối với công tác khám chữa bệnh tai mũi họng, đặc biệt là cho các vùng núi. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: MỤC TIÊU: 1. Mô tả mô hình bệnh tai mũi họng tại phòng khám và khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2017. 2. Đánh giá khả năng đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn và đề xuất giải pháp can thiệp. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/491 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
NGuyen Van Minh_ TMH.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.84 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.