Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4612
Title: TÌNH TRẠNG DỰ TRỮ SẮT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỔ SUNG SẮT ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KÌ
Authors: Phạm Thị Thu, Huyền
Advisor: Nguyễn Hữu, Dũng
Lê Thị, Phượng
Keywords: truyền sắt;thận nhân tạo chu kì
Issue Date: 1/12/2023
Abstract: Hiện nay, bệnh thận mạn đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong đó, suy thận mạn luôn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc biệt khi bệnh tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối thì tỉ lệ tử vong cao hơn hẳn so với quần thể dân số nói chung do các biến chứng trên hệ tim mạch, huyết học, thần kinh, nội tiết, cơ xương khớp,...Tính đến năm 2020, có khoảng 30.000 người đang được điều trị thay thế thận, trong đó thận nhân tạo chiếm khoảng ⅔. Một trong những biến chứng gặp thường xuyên và làm giảm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ là tình trạng thiếu máu. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Hưng năm 2019 cho kết quả tỉ lệ thiếu máu trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì tại Bệnh viện Bạch Mai là 54,2%. Thiếu máu làm giảm vận chuyển oxy đến mô, gây tổn thương đa cơ quan, tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong của bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm sản xuất Erythropoietin (EPO) kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Bên cạnh còn có các nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng,...và liên quan đến kĩ thuật lọc máu. Sử dụng các thuốc kích thích tủy sinh hồng cầu (ESA) đã làm giảm tình trạng thiếu máu và các nguy cơ về truyền máu cũng như tai biến khi truyền máu gây ra. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt sắt là một lý do phổ biến nhất làm giảm tác dụng của ESA. Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ thiếu sắt được ước tính khoảng 43- 90% bệnh nhân điều trị ESA. Vì vậy, những bệnh nhân bệnh thận mạn có chỉ định điều trị ESA đều được khuyến cáo bổ sung sắt và cũng thường là bước đầu tiên trong quản lí thiếu máu. Sử dụng sắt đường uống có lợi ích là đơn giản, chi phí thấp, an toàn nhưng hiệu quả trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì thường bị hạn chế vì tác dụng phụ trên tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, đầy hơi,... và khó tuân thủ. Sử dụng sắt đường tĩnh mạch đã được nghiên cứu rộng rãi, được chứng minh là có hiệu quả hơn trong điều chỉnh tình trạng thiếu sắt, cải thiện Hemoglobin, giảm nhu cầu sử dụng các ESA và truyền máu. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng thiếu máu và hiệu quả điều trị kết hợp ESA và sắt đường tĩnh mạch trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì nhưng các nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị thiếu máu thiếu sắt bằng bổ sung sắt đường tĩnh mạch chưa được thực hiện nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dự trữ sắt và kết quả điều trị bổ sung sắt đường tĩnh mạch trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng dự trữ sắt qua nồng độ sắt, ferritin, transferrin huyết thanh và độ bão hòa transferrin trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì 2. Đánh giá kết quả điều trị thiếu máu bằng bổ sung sắt đường tĩnh mạch sau 3 tháng điều trị ở nhóm bệnh nhân có giảm dự trữ sắt
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4612
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
3. LUẬN VĂN HUYỀN 17.12.docx
  Restricted Access
784.16 kBMicrosoft Word XML
LUẬN VĂN HUYỀN 17.12.pdf
  Restricted Access
2.88 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.