Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4612
Toàn bộ biểu ghi siêu dữ liệu
Trường DCGiá trị Ngôn ngữ
dc.contributor.advisorNguyễn Hữu, Dũng-
dc.contributor.advisorLê Thị, Phượng-
dc.contributor.authorPhạm Thị Thu, Huyền-
dc.date.accessioned2023-12-20T03:56:39Z-
dc.date.available2023-12-20T03:56:39Z-
dc.date.issued2023-12-01-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4612-
dc.description.abstractHiện nay, bệnh thận mạn đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong đó, suy thận mạn luôn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đặc biệt khi bệnh tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối thì tỉ lệ tử vong cao hơn hẳn so với quần thể dân số nói chung do các biến chứng trên hệ tim mạch, huyết học, thần kinh, nội tiết, cơ xương khớp,...Tính đến năm 2020, có khoảng 30.000 người đang được điều trị thay thế thận, trong đó thận nhân tạo chiếm khoảng ⅔. Một trong những biến chứng gặp thường xuyên và làm giảm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ là tình trạng thiếu máu. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Hưng năm 2019 cho kết quả tỉ lệ thiếu máu trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì tại Bệnh viện Bạch Mai là 54,2%. Thiếu máu làm giảm vận chuyển oxy đến mô, gây tổn thương đa cơ quan, tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong của bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm sản xuất Erythropoietin (EPO) kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Bên cạnh còn có các nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng,...và liên quan đến kĩ thuật lọc máu. Sử dụng các thuốc kích thích tủy sinh hồng cầu (ESA) đã làm giảm tình trạng thiếu máu và các nguy cơ về truyền máu cũng như tai biến khi truyền máu gây ra. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt sắt là một lý do phổ biến nhất làm giảm tác dụng của ESA. Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ thiếu sắt được ước tính khoảng 43- 90% bệnh nhân điều trị ESA. Vì vậy, những bệnh nhân bệnh thận mạn có chỉ định điều trị ESA đều được khuyến cáo bổ sung sắt và cũng thường là bước đầu tiên trong quản lí thiếu máu. Sử dụng sắt đường uống có lợi ích là đơn giản, chi phí thấp, an toàn nhưng hiệu quả trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì thường bị hạn chế vì tác dụng phụ trên tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, đầy hơi,... và khó tuân thủ. Sử dụng sắt đường tĩnh mạch đã được nghiên cứu rộng rãi, được chứng minh là có hiệu quả hơn trong điều chỉnh tình trạng thiếu sắt, cải thiện Hemoglobin, giảm nhu cầu sử dụng các ESA và truyền máu. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng thiếu máu và hiệu quả điều trị kết hợp ESA và sắt đường tĩnh mạch trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì nhưng các nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị thiếu máu thiếu sắt bằng bổ sung sắt đường tĩnh mạch chưa được thực hiện nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dự trữ sắt và kết quả điều trị bổ sung sắt đường tĩnh mạch trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng dự trữ sắt qua nồng độ sắt, ferritin, transferrin huyết thanh và độ bão hòa transferrin trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì 2. Đánh giá kết quả điều trị thiếu máu bằng bổ sung sắt đường tĩnh mạch sau 3 tháng điều trị ở nhóm bệnh nhân có giảm dự trữ sắtvi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Bệnh học bệnh thận mạn và phương pháp thận nhân tạo chu kì 3 1.1.1. Bệnh thận mạn tính 3 1.1.2. Thận nhân tạo chu kì 5 1.2. Chuyển hóa sắt bình thường trong cơ thể 9 1.2.1. Nhu cầu và sự phân bố của sắt trong cơ thể 9 1.2.2. Quá trình hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt 10 1.3. Thiếu máu thiếu sắt trên bệnh nhân thận nhân tạo chu kì 12 1.3.1. Cơ chế bệnh sinh 12 1.3.2. Các chỉ số đánh giá tình trạng dự trữ sắt 14 1.3.3. Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt 15 1.3.4. Điều trị thiếu máu thiếu sắt 17 1.4. Nghiên cứu về dự trữ sắt và kết quả điều trị thiếu sắt bằng bổ sung sắt đường tĩnh mạch 20 1.4.1. Trên thế giới 20 1.4.2. Tại Việt Nam 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23 2.1.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 24 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 27 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.3.2. Các biến số nghiên cứu 27 2.3.3. Công cụ nghiên cứu: Bệnh án nghiên cứu (phụ lục) 27 2.3.4. Quy trình thực hiện nghiên cứu 31 2.4. Phân tích và xử lý số liệu 34 2.5. Sai số và cách khống chế sai số 34 2.5.1. Sai số chọn mẫu 34 2.5.2. Sai số nhập số liệu 35 2.5.3. Sai số quan sát 35 2.5.4. Sai số thực hiện 35 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu 36 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 36 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 37 3.2. Tình trạng dự trữ sắt ở trên bệnh nhân nghiên cứu 41 3.2.1. Nồng độ sắt, ferritin, transferrin huyết thanh theo giới 41 3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng thiếu sắt tuyệt đối và thiếu sất chức năng 42 3.2.3. Phân loại bệnh nhân theo giá trị nồng độ sắt, ferritin huyết thanh và TSAT 42 3.2.4. Mối liên hệ giữa tình trạng dự trữ sắt và một số yếu tố khác ở bệnh nhân TNTCK 43 3.3. Kết quả điều trị ở những bệnh nhân TNTCK thiếu sắt 44 3.3.1. Nồng độ sắt, ferritin huyết thanh và TSAT sau bổ sung sắt đường TM 45 3.3.2. Tình trạng thiếu sắt trước và sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch 47 97,37 47 89,48 47 3.3.3. Các chỉ số huyết học trước và sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch 48 Bảng 3.11. Các chỉ số huyết học trước và sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch 48 3.3.4. Tình trạng thiếu máu trước và sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch 49 3.3.5. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng (tăng Hb ≥ 10g/l/ tháng) 50 3.3.6. Tỷ lệ BN đạt Hb mục tiêu (Hb ≥ 110g/l) 50 3.3.7. Liều EPO trung bình trên nhóm bệnh nhân TNTCK thiếu sắt 51 3.3.8. Tỷ lệ BN giảm được tổng liều EPO ≥ 25%/ tháng 51 3.3.9. Các triệu chứng lâm sàng trước và sau truyền sắt đường tĩnh mạch 52 3.4. Tác dụng phụ của sắt sucrose đường tĩnh mạch 53 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 54 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 54 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 54 4.1.2. Đặc điểm về nguyên nhân gây bệnh 55 4.1.3. Đặc điểm về các triệu chứng lâm sàng thường gặp 56 4.1.4. Đặc điểm tế bào máu ngoại vi 57 4.1.5. Đặc điểm một số chỉ số sinh hóa 58 4.2. Tình trạng dự trữ sắt ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 4.2.1. Nồng độ sắt huyết thanh 59 4.2.2. Nồng độ Ferritin huyết thanh 60 4.2.3. Nồng độ transferrin huyết thanh 61 4.2.4. Độ bão hòa transferrin (TSAT) 62 4.3. Mối tương quan giữa tình trạng dự trữ sắt và một số yếu tố khác 62 4.4. Kết quả điều trị thiếu sắt bằng bổ sung sắt đường tĩnh mạch ở những bệnh nhân TNTCK thiếu sắt. 63 4.4.1. Tình trạng dự trữ sắt sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch 63 4.4.2. Tình trạng thiếu sắt sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch 64 4.4.3. Tình trạng thiếu máu, tỷ lệ BN có đáp ứng (Hb ≥10 g/l/tháng) và tỷ lệ BN đạt Hb mục tiêu (Hb≥110g/l) sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch. 65 4.4.4. Thay đổi liều EPO sau bổ sung sắt tĩnh mạch 66 4.4.5. Tính an toàn của sắt sucrose đường tĩnh mạch 67 KẾT LUẬN 69 KHUYẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO   DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn theo KDIGO 2023 3 Báng 1.2. Phân bố sắt trong cơ thể 9 Bảng 1.3. Hướng dẫn điều trị sắt trên bệnh nhân bệnh thận mạn của các tổ chức trên thế giới 16 Bảng 2.1. Phân loại THA theo JNC VII 24 Bảng 2.2. Phân loại thiếu máu theo mức độ theo Bộ y tế 25 Bảng 2.3. Phân loại mức độ sắt huyết thanh 25 Bảng 2.4. Phân loại mức độ ferritin huyết thanh 26 Bảng 3.1. Nguyên nhân gây suy thận mạn 37 Bảng 3.2. Đặc điểm tế bào máu ngoại vi 39 Bảng 3.3. Đặc điểm một số chỉ số sinh hóa 41 Bảng 3.4. Nồng độ sắt, ferritin và transferrin huyết thanh theo giới 41 Bảng 3.5. Phân bố BN theo tình trạng thiếu sắt tuyệt đối và thiếu sắt chức năng 42 Bảng 3.6. Phân bố BN theo nồng độ ferritin huyết thanh và TSAT 42 Bảng 3.7. Mối liên hệ giữa dự trữ sắt với các chỉ số huyết học 43 Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa dự trữ sắt với các chỉ số sinh hoá 44 Bảng 3.9. Tỷ lệ thiếu sắt chức năng trước và sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch tháng thứ nhất 47 Bảng 3.10. Tỷ lệ thiếu sắt chức năng trước và sau bổ sung sắt đường tĩnh mạch tháng thứ ba 47 Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng (tăng Hb ≥ 10g/l/ tháng) 50 Bảng 3.13. Liều EPO trung bình ở bệnh nhân nghiên cứu 51 Bảng 3.14. Tỷ lệ BN giảm được tổng liều EPO ≥ 25%/ tháng 51 Bảng 3.15. Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng trước và sau truyền sắt đường tĩnh mạch 52 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cần cho buổi lọc 7 Sơ đồ 1.2. Sự hấp thu và vận chuyển sắt trong cơ thể 12 Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính 36 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 37 Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng thường gặp 38 Biểu đồ 3.4. Tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân TNTCK 39 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân có Hb ≥ 110 g/l ở bệnh nhân TNTCK 40 Biểu đồ 3.6. Nồng độ sắt huyết thanh trước và sau truyền sắt tĩnh mạch 45 Biểu đồ 3.7. Nồng độ ferritin huyết thanh trước và sau truyền sắt tĩnh mạch 46 Biểu đồ 3.8. TSAT trước và sau truyền sắt tĩnh mạch 46 Biểu đồ 3.9. Các mức độ thiếu máu trước và sau bổ sung sắt đường 49 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân đạt Hb mục tiêu (Hb ≥ 110g/l) 50 Biểu đồ 3.11. Tính an toàn của sắt sucrose đường tĩnh mạch 53vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecttruyền sắtvi_VN
dc.subjectthận nhân tạo chu kìvi_VN
dc.titleTÌNH TRẠNG DỰ TRỮ SẮT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỔ SUNG SẮT ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KÌvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
3. LUẬN VĂN HUYỀN 17.12.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
784.16 kBMicrosoft Word XML
LUẬN VĂN HUYỀN 17.12.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.88 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.