Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4549
Nhan đề: Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng kết hợp liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính
Tác giả: Trần Thị, Hằng
Người hướng dẫn: Phạm Văn, Minh
Từ khoá: phục hồi chức năng;nhận thức hành vi
Năm xuất bản: 8/11/2023
Tóm tắt: Đau thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, tại Việt nam hiện nay điều trị chủ yếu bằng thuốc, chương trình phục hồi chức năng, châm cứu, bấm huyệt… trong khi can thiệp về tâm lý, nhận thức chưa được áp dụng thích đáng. Mục tiêu: 1.Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng kết hợp liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính. 2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phục hồi chức năng và can thiệp nhận thức hành vi ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính.Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 63 bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính, ≥ 18 tuổi, được khám và điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2022 -07/2023 được chia làm 2 nhóm: Nhóm chứng gồm 32 bệnh nhân được điều trị theo chương trình can thiệp PHCN thường quy (vận động trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, bàn kéo); Nhóm can thiệp gồm 31 bệnh nhân được điều trị như nhóm chứng kết hợp với can thiệp nhận thức hành vi. Đánh giá kết quả giảm đau theo thang điểm NRS, chỉ số suy giảm chức năng ODI, bảng câu hỏi về hiệu quả tự giảm đau PSEQ, thang điểm Tampa về chứng lẩn tránh vận động và thang điểm căng thẳng–lo âu–trầm cảm DASS-21 tại thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 4 tuần và sau 12 tuần. Kết quả: Mức độ đau ở nhóm can thiệp sau 3 tháng là 1,16 ± 0,89 so với nhóm chứng là 2,09 ± 1,12 (p<0,001), tương tự sự cải thiện mức độ tự tin khi thực hiện hoạt động hàng ngày, chứng lẩn tránh vận động, trạng thái tâm lý đều cải thiện tốt hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p<0,05). Nhóm can thiệp thể hiện mối liên quan có ý nghĩa (p<0,05) với trình độ học vấn càng cao, hiệu quả giảm đau càng lớn, trong khi nhóm chứng không có mối liên quan này. Kết luận: Phương pháp điều trị PHCN kết hợp liệu pháp HTHV đem lại sự cải thiện hơn về tình trạng đau, trạng thái tâm lý, chứng lẩn tránh vận động cũng như chức năng hoạt động hàng ngày trên những bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính so với can thiệp PHCN đơn thuần.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4549
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LV BSNTPHCN Trần Thị Hằng.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
3.21 MBMicrosoft Word XML
LV BSNTPHCN Trần Thị Hằng.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.1 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.