Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4549
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Phạm Văn, Minh | - |
dc.contributor.author | Trần Thị, Hằng | - |
dc.date.accessioned | 2023-12-07T11:44:07Z | - |
dc.date.available | 2023-12-07T11:44:07Z | - |
dc.date.issued | 2023-11-08 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4549 | - |
dc.description.abstract | Đau thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, tại Việt nam hiện nay điều trị chủ yếu bằng thuốc, chương trình phục hồi chức năng, châm cứu, bấm huyệt… trong khi can thiệp về tâm lý, nhận thức chưa được áp dụng thích đáng. Mục tiêu: 1.Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng kết hợp liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính. 2.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phục hồi chức năng và can thiệp nhận thức hành vi ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính.Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 63 bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính, ≥ 18 tuổi, được khám và điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2022 -07/2023 được chia làm 2 nhóm: Nhóm chứng gồm 32 bệnh nhân được điều trị theo chương trình can thiệp PHCN thường quy (vận động trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, bàn kéo); Nhóm can thiệp gồm 31 bệnh nhân được điều trị như nhóm chứng kết hợp với can thiệp nhận thức hành vi. Đánh giá kết quả giảm đau theo thang điểm NRS, chỉ số suy giảm chức năng ODI, bảng câu hỏi về hiệu quả tự giảm đau PSEQ, thang điểm Tampa về chứng lẩn tránh vận động và thang điểm căng thẳng–lo âu–trầm cảm DASS-21 tại thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 4 tuần và sau 12 tuần. Kết quả: Mức độ đau ở nhóm can thiệp sau 3 tháng là 1,16 ± 0,89 so với nhóm chứng là 2,09 ± 1,12 (p<0,001), tương tự sự cải thiện mức độ tự tin khi thực hiện hoạt động hàng ngày, chứng lẩn tránh vận động, trạng thái tâm lý đều cải thiện tốt hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p<0,05). Nhóm can thiệp thể hiện mối liên quan có ý nghĩa (p<0,05) với trình độ học vấn càng cao, hiệu quả giảm đau càng lớn, trong khi nhóm chứng không có mối liên quan này. Kết luận: Phương pháp điều trị PHCN kết hợp liệu pháp HTHV đem lại sự cải thiện hơn về tình trạng đau, trạng thái tâm lý, chứng lẩn tránh vận động cũng như chức năng hoạt động hàng ngày trên những bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính so với can thiệp PHCN đơn thuần. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13 1.1 Giải phẫu - sinh lý vận động cột sống thắt lưng 13 1.1.1. Cột sống 13 1.1.2. Đĩa đệm 14 1.1.3. Dây chằng 15 1.1.4. Rễ thần kinh 16 1.1.5. Cơ vùng thắt lưng 17 1.2. Đại cương đau thắt lưng mạn tính 17 1.2.1. Định nghĩa đau thắt lưng mạn tính 17 1.2.2. Dịch tễ 17 1.2.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 18 1.2.4. Cơ chế bệnh sinh 21 1.2.5. Đặc điểm lâm sàng 27 1.2.6. Những thăm dò cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân 28 1.3. Điều trị đau cột sống thắt lưng 29 1.3.1. Nguyên tắc chung 29 1.3.2. Điều trị nội khoa 29 1.3.3. Điều trị ngoại khoa 29 1.3.4. Phục hồi chức năng đau thắt lưng 30 1.4. Can thiệp nhận thức hành vi 31 1.4.1. Định nghĩa đau 31 1.4.2. Sự khác biệt giữa đau cấp tính và mạn tính 31 1.4.3. Hiểu về đau mạn tính 31 1.4.4. Dấu hiệu “cờ vàng” 33 1.4.5. Mô hình né tránh-nỗi sợ hãi (Fear-Avoidance Model) 34 1.5. Cơ sở can thiệp nhận thức hành vi (CBT) 35 1.5.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 39 1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam 40 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.1. Đối tượng nghiên cứu 41 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 41 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu 41 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41 2.2.2. Cỡ mẫu 41 2.2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 42 2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu 43 2.2.5. Quy trình nghiên cứu 44 2.2.6. Xác định biến số, chỉ số nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 52 2.3. Các loại sai số có thể gặp và cách khắc phục 56 2.4. Xử lý số liệu 56 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 57 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 58 3.1.1 Đặc điểm về tuổi 58 3.1.2. Đặc điểm theo giới tính 58 3.1.3. Đặc điểm theo nghề nghiệp 59 3.1.4. Đặc điểm theo trình độ văn hóa 59 3.1.5. Đặc điểm theo tổn thương giải phẫu 60 3.1.6. Đặc điểm theo thời gian diễn biến bệnh 60 3.1.7. Đặc điểm mức độ đau, chức năng hoạt động hàng ngày, trạng thái tâm lý tại thời điểm trước điều trị 61 3.2. Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng kết hợp liệu pháp nhận thức hành vi 62 3.2.1. Cải thiện tình trạng đau, chức năng hoạt động hàng ngày, trạng thái tâm lý sau 12 tuần 62 3.2.2. Kết quả giảm đau sau 4 tuần và 12 tuần can thiệp 63 3.2.3. Sự cải thiện về chức năng hoạt động hàng ngày 64 3.2.4. So sánh sự cải thiện tâm lý lẩn tránh vận động 65 3.2.5 So sánh sự cải thiện tự tin thực hiện các hoạt động hàng ngày 66 3.2.6. So sánh sự cải thiện trạng thái tâm lý lo âu, căng thẳng, trầm cảm 67 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phục hồi chức năng và can thiệp nhận thức hành vi 71 3.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố chung (tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa) tới hiệu quả giảm đau trên nhóm can thiệp 71 3.3.2. Ảnh hưởng các mức độ trạng thái tâm lý (chứng lẩn tránh vận động, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm) tới hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng hoạt động hàng ngày trên nhóm can thiệp sau 12 tuần 72 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 74 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 74 4.1.1. Đặc điểm theo lứa tuổi 74 4.1.2. Đặc điểm về giới tính 75 4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp 76 4.1.4. Đặc điểm tình trạng đau, chỉ số suy giảm chức năng, hiệu quả tự giảm đau, chứng lẩn tránh vận động và các chỉ số tâm lý lo âu, căng thẳng, trầm cảm tại thời trước điều trị 77 4.2. Kết quả điều trị phục hồi chức năng kết hợp liệu pháp nhận thức hành vi 79 4.2.1. Hiệu quả giảm đau 79 4.2.2. Hiệu quả cải thiện chức năng hoạt động hàng ngày 80 4.2.3. Sự cải thiện chứng lẩn tránh vận động 81 4.2.4. Hiệu quả tự giảm đau 82 4.2.5. Cải thiện các rối loạn tâm lý lo âu, căng thẳng, trầm cảm 83 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phục hồi chức năng và can thiệp nhận thức hành vi 85 4.3.1. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến hiệu quả điều trị giảm đau trên nhóm can thiệp sau 12 tuần 85 4.3.2. Ảnh hưởng các mức độ trạng thái tâm lý (chứng lẩn tránh vận động, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm) tới hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng hoạt động hàng ngày trên nhóm can thiệp sau 12 tuần 85 KẾT LUẬN 88 KHUYẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 52 Bảng 3.1. Đặc điểm theo tuổi đối tượng nghiên cứu trên cả hai nhóm 58 Bảng 3.2. Đặc điểm theo trình độ văn hóa trên cả hai nhóm 59 Bảng 3.3. Đặc điểm theo tổn thương trên cả hai nhóm 60 Bảng 3.4. Đặc điểm theo thời gian diễn biến bệnh trên cả hai nhóm 60 Bảng 3.5. Mức độ đau, chức năng hoạt động hàng ngày, trạng thái tâm lý tại thời điểm trước điều trị 61 Bảng 3.6. Cải thiện tình trạng đau, chức năng hoạt động hàng ngày, trạng thái tâm lý sau 12 tuần 62 Bảng 3.7. Kết quả giảm đau sau 4 tuần và 12 tuần can thiệp 63 Bảng 3.8. So sánh mức độ cải thiện về chức năng hoạt động hàng ngày 64 Bảng 3.9. So sánh mức độ cải thiện tâm lý lo âu 67 Bảng 3.10. So sánh mức độ cải thiện tâm lý căng thẳng 68 Bảng 3.11. So sánh mức độ cải thiện tâm lý trầm cảm 69 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các yếu tố chung (tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa) tới hiệu quả giảm đau trên nhóm can thiệp 71 Bảng 3.13. Ảnh hưởng các mức độ trạng thái tâm lý (chứng lẩn tránh vận động, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm) tới hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng hoạt động hàng ngày trên nhóm can thiệp sau 12 tuần 72 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng 13 Hình 1.2. Hệ thống dây chằng cột sống thắt lưng 16 Hình 1.3. Vị trí vùng thắt lưng 17 Hình 1.4. Nguyên nhân đau thắt lưng 20 Hình 1.5. Cơ chế bệnh sinh đau thắt lưng mạn tính 22 Hình 1.6. Mô hình sinh học-tâm lý-xã hội 32 Hình 1.7. Mô hình né tránh-nỗi sợ hãi 34 Hình 1.8. Nền tảng CBT 36 Hình 1.9. Chu kỳ đau mạn tính 37 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 43 Hình 2.2. Điều trị bằng tia hồng ngoại 44 Hình 2.3. Kỹ thuật xoa bóp 45 Hình 2.4. Kéo giãn nhóm cơ thắt lưng bằng tư thế xoay chân 45 Hình 2.5. Kéo giãn nhóm cơ lưng – thắt lưng và cơ mặt sau đùi 45 Hình 2.6. Bài tập vùng khung chậu 45 Hình 2.7. Bài tập bắc cầu 45 Hình 2.8. Bài tập ở tư thế quỳ 46 Hình 2.9. Bài tập xoay chân ở tư thế ngồi 46 Hình 2.10. Bệnh nhân thực hành thở cơ hoành 49 Hình 2.11. Bệnh nhân thực hành thư giãn cơ bắp liên tục 49 DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm của hai nhóm đối tượng theo giới 58 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 59 Biểu đồ 3.3. So sánh sự cải thiện về chức năng hoạt động hàng ngày 65 Biểu đồ 3.4. So sánh sự cải thiện tâm lý lẩn tránh vận động 65 Biểu đồ 3.5. So sánh sự cải thiện sự tự tin thực hiện các hoạt động hàng ngày 66 Biểu đồ 3.6. So sánh sự cải thiện sự tâm lý lo âu 68 Biểu đồ 3.7. So sánh sự cải thiện sự tâm lý căng thẳng 69 Biểu đồ 3.8. So sánh sự cải thiện tâm lý trầm cảm 71 | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | phục hồi chức năng | vi_VN |
dc.subject | nhận thức hành vi | vi_VN |
dc.title | Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng kết hợp liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LV BSNTPHCN Trần Thị Hằng.docx Restricted Access | 3.21 MB | Microsoft Word XML | ||
LV BSNTPHCN Trần Thị Hằng.pdf Restricted Access | 2.1 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.