Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/449
Nhan đề: TỈ LỆ NHIỄM TỤ CẦU VÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BỘI NHIỄM Ở TRẺ EM BẰNG UỐNG CEFUROXIMTẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả: DƯƠNG HỮU THÀNH, DƯƠNG HỮU THÀNH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng, PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng, TS. Trần Kiêm Hảo TS. Trần Kiêm Hảo
Năm xuất bản: 10/10/2018
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trích dẫn: Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay chàm cơ địa (Atopic Eczema) là một bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát ở trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, dị ứng thức ăn, mày đay, viêm da tiếp xúc [1]. Bệnh VDCĐ ảnh hưởng đến khoảng 5 - 20% trẻ em trên toàn thế giới [2], bệnh VDCĐ được chia thành 3 nhóm tuổi: VDCĐ ở trẻ em dưới 2 tuổi (chiếm 56,4%), VDCĐ ở trẻ lớn từ 2 đến 12 tuổi (chiếm 14,1%), VDCĐ ở trẻ vị thành niên từ 13 đến 16 tuổi (chiếm 5,04%) [3], [4]. Cho đến nay căn nguyên và cơ chế sinh bệnh của VDCĐ vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, điều trị bệnh còn gặp rất nhiều khó khăn do bệnh tái phát nhiều lần và nhiều trường hợp biến chứng, tỉ lệ lưu hành bệnh có xu hướng ngày càng tăng [5], [6], [3]. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu gần đây các tác giả đã chỉ ra rằng VDCĐ là hậu quả của sự tương tác giữa các gen mẫn cảm (dị ứng) di truyền dẫn đến khiếm khuyết hệ thống miễn dịch tự nhiên, tăng đáp ứng miễn dịch với các dị nguyên và các kháng nguyên vi sinh vật [7],[8]. Việc điều trị VDCĐ người ta sử dụng thuốc dùng ngoài da như hồ nước, thuốc sát khuẩn, thuốc chống viêm và dị ứng (corticoid), thuốc bạt sừng bong vảy, thuốc điều hòa miễn dịch (tacrolimus, pimecrolimus), chất làm ẩm da. Thuốc dùng trong như chống ngứa (các loại kháng histamin tổng hợp), kháng sinh (nhưng chỉ dùng khi bội nhiễm). Hiệu quả điều trị không cao, bệnh tái phát nhiều lần. Theo Gong và CS (2006), cho thấy một hướng mới trong điều trị VDCĐ là sử dụng kháng sinh như một biện pháp phối hợp để quản lý hiệu quả bệnh VDCĐ [9]. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã thấy rằng tụ cầu vàng (TCV) góp phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh [10], [11]. Tại Việt Nam, đã có những đề tài nghiên cứu về VDCĐ, vai trò của TCV trong VDCĐ. Nghiên cứu của Đàm Thị Thúy Hồng (2008) đã chứng minh sự hiện diện của tụ cầu vàng trong viêm da cơ địa và hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với Corticosteroid tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện Da liễu Trung ương [12]. Nghiên cứu của Châu Văn Trở (2013), Tỉ lệ phát hiện tụ cầu vàng trên thương tổn bệnh nhân viêm da cơ địa là 81,25% và uống kháng sinh cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% hiệu quả hơn bôi betamethasone dipropionate 0,05% đơn thuần trong điều trị viêm da cơ địa người lớn giai đoạn bán cấp [13]. Nhưng chưa có nghiên cứu tình trạng bội nhiễm trong VDCĐ của trẻ em và sử dụng thuốc uống kháng sinh chống tụ cầu vàng. Nhằm góp phần tìm hiểu các yếu tố liên quan để giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng, tăng hiệu quả điều trị VDCĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tỉ lệ nhiễm tụ cầu vàng và kết quả điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm ở trẻ em bằng uống cefuroxim tại Bệnh viện Trung ương Huế” với mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ nhiễm tụ cầu vàng ở bệnh nhân trẻ em bị viêm da cơ địa bội nhiễm tại Bệnh viện Trung ương Huế. 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm ở trẻ em bằng cefuroxim tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Tóm tắt: Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay chàm cơ địa (Atopic Eczema) là một bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát ở trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, dị ứng thức ăn, mày đay, viêm da tiếp xúc [1]. Bệnh VDCĐ ảnh hưởng đến khoảng 5 - 20% trẻ em trên toàn thế giới [2], bệnh VDCĐ được chia thành 3 nhóm tuổi: VDCĐ ở trẻ em dưới 2 tuổi (chiếm 56,4%), VDCĐ ở trẻ lớn từ 2 đến 12 tuổi (chiếm 14,1%), VDCĐ ở trẻ vị thành niên từ 13 đến 16 tuổi (chiếm 5,04%) [3], [4]. Cho đến nay căn nguyên và cơ chế sinh bệnh của VDCĐ vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, điều trị bệnh còn gặp rất nhiều khó khăn do bệnh tái phát nhiều lần và nhiều trường hợp biến chứng, tỉ lệ lưu hành bệnh có xu hướng ngày càng tăng [5], [6], [3]. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu gần đây các tác giả đã chỉ ra rằng VDCĐ là hậu quả của sự tương tác giữa các gen mẫn cảm (dị ứng) di truyền dẫn đến khiếm khuyết hệ thống miễn dịch tự nhiên, tăng đáp ứng miễn dịch với các dị nguyên và các kháng nguyên vi sinh vật [7],[8]. Việc điều trị VDCĐ người ta sử dụng thuốc dùng ngoài da như hồ nước, thuốc sát khuẩn, thuốc chống viêm và dị ứng (corticoid), thuốc bạt sừng bong vảy, thuốc điều hòa miễn dịch (tacrolimus, pimecrolimus), chất làm ẩm da. Thuốc dùng trong như chống ngứa (các loại kháng histamin tổng hợp), kháng sinh (nhưng chỉ dùng khi bội nhiễm). Hiệu quả điều trị không cao, bệnh tái phát nhiều lần. Theo Gong và CS (2006), cho thấy một hướng mới trong điều trị VDCĐ là sử dụng kháng sinh như một biện pháp phối hợp để quản lý hiệu quả bệnh VDCĐ [9]. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã thấy rằng tụ cầu vàng (TCV) góp phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh [10], [11]. Tại Việt Nam, đã có những đề tài nghiên cứu về VDCĐ, vai trò của TCV trong VDCĐ. Nghiên cứu của Đàm Thị Thúy Hồng (2008) đã chứng minh sự hiện diện của tụ cầu vàng trong viêm da cơ địa và hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với Corticosteroid tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện Da liễu Trung ương [12]. Nghiên cứu của Châu Văn Trở (2013), Tỉ lệ phát hiện tụ cầu vàng trên thương tổn bệnh nhân viêm da cơ địa là 81,25% và uống kháng sinh cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% hiệu quả hơn bôi betamethasone dipropionate 0,05% đơn thuần trong điều trị viêm da cơ địa người lớn giai đoạn bán cấp [13]. Nhưng chưa có nghiên cứu tình trạng bội nhiễm trong VDCĐ của trẻ em và sử dụng thuốc uống kháng sinh chống tụ cầu vàng. Nhằm góp phần tìm hiểu các yếu tố liên quan để giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng, tăng hiệu quả điều trị VDCĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tỉ lệ nhiễm tụ cầu vàng và kết quả điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm ở trẻ em bằng uống cefuroxim tại Bệnh viện Trung ương Huế” với mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ nhiễm tụ cầu vàng ở bệnh nhân trẻ em bị viêm da cơ địa bội nhiễm tại Bệnh viện Trung ương Huế. 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm ở trẻ em bằng cefuroxim tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/449
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Duong Huu Thanh_ Da Lieu.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.85 MBAdobe PDF Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.