Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/444
Nhan đề: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC CẤY TRÁNH THAI IMPLANON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Năm xuất bản: 10/10/2018
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trích dẫn: Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Việc đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai có chất lượng cao là đáp ứng nhu cầu của từng người nhằm tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện phá tránh thai. Đảm bảm mục tiêu giảm sinh là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác KHHGĐ. Khuynh hướng trong nghiên cứu về tránh thai hiện nay trên thế giới là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai nhằm đáp ứng tối đa những nhu cầu cá nhân của người sử dụng. Tại Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là các biện pháp sử dụng: dụng cụ tử cung, bao cao su, thuốc viên tránh thai, triệt sản, tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai còn thấp với 6% năm 2017 [1]. Thuốc cấy tránh thai Implanon là một biện pháp tránh thai hiện đại tạm thời với tác dụng giải phóng liên tục một lượng nhỏ hormon trong thời gian dài. Thuốc cấy tránh thai đã được chứng minh qua một số nghiên cứu trong nước và quốc tế là một biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, dễ chấp nhận [2]. Thuốc cấy tránh thai Implanon đã được Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia về dân số KHHGĐ cho nhập và sử dụng tại Việt Nam với mục đích tăng sự lựa chọn của người sử dụng các biện pháp tránh thai. Tại Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã áp dụng cấy Implanon từ năm 2004. Trung bình một năm Bệnh viện sử dụng 302 que cấy Implanon cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc ghi nhận và nghiên cứu phân tích những tác dụng không mong muốn của thuốc cấy tránh thai Implanon tại Bệnh viện chưa được thực hiện một cách khoa học. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm và tác dụng phụ của phụ nữ cấy que thuốc tránh thai Implanon tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/9/2017 đến 1/9/2018. 2. Bước đầu đánh giá kết quả của que cấy thuốc tránh thai ở nhóm phụ nữ nghiên cứu.
Tóm tắt: Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Việc đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai có chất lượng cao là đáp ứng nhu cầu của từng người nhằm tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện phá tránh thai. Đảm bảm mục tiêu giảm sinh là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác KHHGĐ. Khuynh hướng trong nghiên cứu về tránh thai hiện nay trên thế giới là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai nhằm đáp ứng tối đa những nhu cầu cá nhân của người sử dụng. Tại Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là các biện pháp sử dụng: dụng cụ tử cung, bao cao su, thuốc viên tránh thai, triệt sản, tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai còn thấp với 6% năm 2017 [1]. Thuốc cấy tránh thai Implanon là một biện pháp tránh thai hiện đại tạm thời với tác dụng giải phóng liên tục một lượng nhỏ hormon trong thời gian dài. Thuốc cấy tránh thai đã được chứng minh qua một số nghiên cứu trong nước và quốc tế là một biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, dễ chấp nhận [2]. Thuốc cấy tránh thai Implanon đã được Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia về dân số KHHGĐ cho nhập và sử dụng tại Việt Nam với mục đích tăng sự lựa chọn của người sử dụng các biện pháp tránh thai. Tại Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã áp dụng cấy Implanon từ năm 2004. Trung bình một năm Bệnh viện sử dụng 302 que cấy Implanon cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc ghi nhận và nghiên cứu phân tích những tác dụng không mong muốn của thuốc cấy tránh thai Implanon tại Bệnh viện chưa được thực hiện một cách khoa học. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm và tác dụng phụ của phụ nữ cấy que thuốc tránh thai Implanon tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/9/2017 đến 1/9/2018. 2. Bước đầu đánh giá kết quả của que cấy thuốc tránh thai ở nhóm phụ nữ nghiên cứu.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/444
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Dao Van Thu_ San phu khoa.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.6 MBAdobe PDF Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.