Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4060
Nhan đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu
Tác giả: Ninh, Quang Hưng
Người hướng dẫn: Cung, Hồng Sơn
Từ khoá: Cố định thể thủy tinh nhân tạo;không khâu
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Thể thủy tinh là thấu kính hai mặt lồi, công suất hội tụ khoảng 20 Diop, giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp chúng ta nhìn rõ các vật. Thể thủy tinh nằm ngay phía sau đồng tử và phía trước dịch kính, được giữ ngay ngắn bởi các dây chằng Zinn. Thể thủy tinh được cấu tạo gồm ba phần từ ngoài vào trong gồm: bao, vỏ, nhân.1 Bao thể thủy tinh là một màng bọc trong suốt, có tính chất đàn hồi và được cấu tạo bởi các sợi collagen do lớp tế bào biểu mô sinh ra. Bao này được nâng đỡ 360 độ bởi các dây chằng Zinn xuất phát từ pars plana vùng tua mi.2 Thông thường sau phẫu thuật phaco hầu hết các trường hợp không có biến chứng hoặc chỉ có biến chứng rách bao sau lỗ nhỏ, thể thủy tinh nhân tạo được đặt cân đối trong bao thể thủy tinh. Do vậy, khi cấu trúc bao thể thủy tinh hay hệ thống dây chằng Zinn không toàn vẹn, không còn khả năng nâng đỡ thể thủy tinh sẽ dẫn tới không đặt được thể thủy tinh nhân tạo gây thiếu hụt khúc xạ. Lúc này, các phương pháp khác như: đeo kính gọng, cố định thể thủy tinh nhân tạo tiền phòng, cố định thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng vào mống mắt hoặc củng mạc được nghĩ tới để khôi phục lại cấu trúc quang học của nhãn cầu. Phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng vào củng mạc có vị trí đặt TTT nhân tạo gần giống với sinh lý bình thường. Hơn nữa, phương pháp này còn hạn chế được một số biến chứng do những phương pháp khác gây nên như: thủng mống mắt, loạn dưỡng giác mạc,… Những năm gần đây, phương pháp này đã có nhiều bước cải tiến, rất nhiều tác giả giới thiệu kỹ thuật riêng của mình cũng như cải tiến các kỹ thuật, thường gặp trường phái có dùng chỉ hay ko dùng chỉ, tạo vạt hay không tạo vạt. Mỗi kỹ thuật đều có ưu nhược điểm riêng và việc áp dụng còn tùy thuộc vào một số điều kiện tại mắt cũng như toàn thân. Gần đây, một số tác giả đã giới thiệu kỹ thuật mới trong việc cố định thể thủy tinh nhân tạo, vừa không dùng chỉ lại không cần tạo vạt. Trong số đó, phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng vào củng mạc do Yamane đề xuất năm 2014 được rất nhiều phẫu thuật viên sử dụng do có ưu điểm không cần mở kết mạc, không cần chỉ khâu, kim có kích thước nhỏ, ít gây tổn thương nội nhãn, trong khi kim có thể xoay và thao tác dễ dàng.3 Kể từ năm 2014 trở lại đây, trên thế giới và khu vực châu Á đã có một số nghiên cứu về phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu Yamane và cộng sự (2014),3 Yamane và cộng sự (2017),4 KerKal và cộng sự (2018),5 Stem và cộng sự (2019),6 Bonnell và cộng sự (2020),7 Patel và cộng sự (2021),8 Ishikawa và cộng sự (2020).9 Ở Việt Nam từ năm 2017, Bệnh viện Mắt Trung Ương đã áp dụng sơ bộ phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo qua đường củng mạc không dùng chỉ khâu.10 Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu tổng thể về hiệu quả của phương pháp này trên người tại Việt Nam. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu”, với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4060
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luan van FINAL ninh quang hưng.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
9.43 MBMicrosoft Word XML
Luan van FINAL ninh quang hưng.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
5.03 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.