Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4060
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorCung, Hồng Sơn-
dc.contributor.authorNinh, Quang Hưng-
dc.date.accessioned2022-11-24T03:33:59Z-
dc.date.available2022-11-24T03:33:59Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4060-
dc.description.abstractThể thủy tinh là thấu kính hai mặt lồi, công suất hội tụ khoảng 20 Diop, giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp chúng ta nhìn rõ các vật. Thể thủy tinh nằm ngay phía sau đồng tử và phía trước dịch kính, được giữ ngay ngắn bởi các dây chằng Zinn. Thể thủy tinh được cấu tạo gồm ba phần từ ngoài vào trong gồm: bao, vỏ, nhân.1 Bao thể thủy tinh là một màng bọc trong suốt, có tính chất đàn hồi và được cấu tạo bởi các sợi collagen do lớp tế bào biểu mô sinh ra. Bao này được nâng đỡ 360 độ bởi các dây chằng Zinn xuất phát từ pars plana vùng tua mi.2 Thông thường sau phẫu thuật phaco hầu hết các trường hợp không có biến chứng hoặc chỉ có biến chứng rách bao sau lỗ nhỏ, thể thủy tinh nhân tạo được đặt cân đối trong bao thể thủy tinh. Do vậy, khi cấu trúc bao thể thủy tinh hay hệ thống dây chằng Zinn không toàn vẹn, không còn khả năng nâng đỡ thể thủy tinh sẽ dẫn tới không đặt được thể thủy tinh nhân tạo gây thiếu hụt khúc xạ. Lúc này, các phương pháp khác như: đeo kính gọng, cố định thể thủy tinh nhân tạo tiền phòng, cố định thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng vào mống mắt hoặc củng mạc được nghĩ tới để khôi phục lại cấu trúc quang học của nhãn cầu. Phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng vào củng mạc có vị trí đặt TTT nhân tạo gần giống với sinh lý bình thường. Hơn nữa, phương pháp này còn hạn chế được một số biến chứng do những phương pháp khác gây nên như: thủng mống mắt, loạn dưỡng giác mạc,… Những năm gần đây, phương pháp này đã có nhiều bước cải tiến, rất nhiều tác giả giới thiệu kỹ thuật riêng của mình cũng như cải tiến các kỹ thuật, thường gặp trường phái có dùng chỉ hay ko dùng chỉ, tạo vạt hay không tạo vạt. Mỗi kỹ thuật đều có ưu nhược điểm riêng và việc áp dụng còn tùy thuộc vào một số điều kiện tại mắt cũng như toàn thân. Gần đây, một số tác giả đã giới thiệu kỹ thuật mới trong việc cố định thể thủy tinh nhân tạo, vừa không dùng chỉ lại không cần tạo vạt. Trong số đó, phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng vào củng mạc do Yamane đề xuất năm 2014 được rất nhiều phẫu thuật viên sử dụng do có ưu điểm không cần mở kết mạc, không cần chỉ khâu, kim có kích thước nhỏ, ít gây tổn thương nội nhãn, trong khi kim có thể xoay và thao tác dễ dàng.3 Kể từ năm 2014 trở lại đây, trên thế giới và khu vực châu Á đã có một số nghiên cứu về phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu Yamane và cộng sự (2014),3 Yamane và cộng sự (2017),4 KerKal và cộng sự (2018),5 Stem và cộng sự (2019),6 Bonnell và cộng sự (2020),7 Patel và cộng sự (2021),8 Ishikawa và cộng sự (2020).9 Ở Việt Nam từ năm 2017, Bệnh viện Mắt Trung Ương đã áp dụng sơ bộ phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo qua đường củng mạc không dùng chỉ khâu.10 Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu tổng thể về hiệu quả của phương pháp này trên người tại Việt Nam. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu”, với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Mắt không có thể thủy tinh và tổn hại cấu trúc nâng đỡ thể thủy tinh 3 1.1.1. Thể thủy tinh 3 1.1.2. Đặc điểm chung của mắt không có thể thủy tinh và tổn hại cấu trúc nâng đỡ thể thủy tinh 4 1.1.3. Nguyên nhân gây tổn hại cấu trúc nâng đỡ thể thủy tinh hoặc không còn thể thủy tinh 5 1.2. Các phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo trên người bệnh không còn cấu trúc bao thể thủy tinh 6 1.2.1. Cố định thể thủy tinh nhân tạo tiền phòng 7 1.2.2. Cố định thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng 8 1.2.3. Biến chứng chung của phương pháp phẫu thuật thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng củng mạc 11 1.3. Phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu 15 1.3.1. Chỉ định - Chống chỉ định 15 1.3.2. Ưu nhược điểm 15 1.3.3. Lựa chọn thể thủy tinh nhân tạo 16 1.3.4. Kỹ thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo 17 1.3.5. Kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không khâu qua đường củng mạc của các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 19 1.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật. 22 1.5. Bệnh viện Mắt Hồng Sơn 24 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn 25 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 26 2.2.4. Quy trình nghiên cứu 27 2.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 31 2.3.1. Đặc điểm của người bệnh nghiên cứu 31 2.3.2. Chỉ số và biến số cho mục tiêu 1 32 2.3.3. Chỉ số và biến số cho mục tiêu 2 32 2.3.4. Đánh giá kết quả 33 2.4. Thống kê và xử lý số liệu 38 2.5. Sai số và cách khắc phục 38 2.5.1. Sai số 38 2.5.2. Cách khắc phục sai số 39 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 39 Chương 3: KẾT QUẢ 40 3.1. Đặc điểm lâm sàng chung của người bệnh 40 3.2. Kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không khâu 46 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 54 Chương 4: BÀN LUẬN 67 4.1. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng chung của người bệnh 67 4.1.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu 67 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu trước phẫu thuật 69 4.2. Bàn luận về kết quả sau phẫu thuật 71 4.2.1. Kết quả thị lực 71 4.2.2. Kết quả khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật 74 4.2.3. Kết quả nhãn áp 75 4.2.4. Kết quả giải phẫu 77 4.2.5. Kết quả chung của phẫu thuật 80 4.2.6. Biến chứng 81 4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 83 4.3.1. Về đặc điểm lâm sàng chung 83 4.3.2. Về nguyên nhân 84 4.3.3. Về thị lực 84 4.3.4. Thời gian mất thể thủy tinh cho đến khi được phẫu thuật thì 2 85 4.3.5. Một số chỉ số liên quan đến thể thủy tinh nhân tạo 86 4.3.6. Các yếu tố liên quan đến biến chứng 87 4.3.7. Một số chú ý trong phẫu thuật 88 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCố định thể thủy tinh nhân tạovi_VN
dc.subjectkhông khâuvi_VN
dc.titleĐánh giá kết quả phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo không dùng chỉ khâuvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luan van FINAL ninh quang hưng.docx
  Restricted Access
9.43 MBMicrosoft Word XML
Luan van FINAL ninh quang hưng.pdf
  Restricted Access
5.03 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.