Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3961
Nhan đề: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức
Tác giả: Vũ, Thị Dung
Người hướng dẫn: Hoàng, Đình Âu
Từ khoá: tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Tiểu tiện không tự chủ (Uninary Incontinence) hay tình trạng són tiểu, theo định nghĩa của Hội tự chủ đại tiểu tiện quốc tế (International Continence Society- ICS) “Tiểu tiện không tự chủ hay són tiểu là tình trạng thoát nước tiểu ra ngoài lỗ niệu đạo ngoài không theo ý muốn, là một vấn đề xã hội, vệ sinh liên quan đến những than phiền về chất lượng cuộc sống”.1 Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ với tỉ lệ 27,6% (dao động từ 4,8%- 58,4%).2,3 Tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức chiếm tỉ lệ 49% trong tổng các bệnh nhân nữ tiểu tiện không tự chủ, bệnh xảy ra khi tăng áp lực trong ổ bụng như khi hắt hơi, ho, lao động nặng…4 Tiểu tiện không tự chủ không chỉ phổ biến ở phương Tây (ở Pháp tỷ lệ này là 37,6%, tăng dần theo tuổi) mà còn phổ biến ở cả Châu Á với tỷ lệ mắc khoảng 20%, ở Nhật Bản tỷ lệ mắc từ 7-10% ở phụ nữ dưới 65 tuổi và 10-15% ở phụ nữ trên 65 tuổi.5–7 Ở Việt Nam tình trạng tiểu tiện không tự chủ của nữ nhân viên bệnh viện Bạch Mai là 25,4%.8 Tiểu tiện không tự chủ là một gánh nặng tâm lý làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của phụ nữ, làm cho bệnh nhân mất khả năng tập trung dẫn đến giảm năng suất lao động. Phụ nữ bị tiểu tiện không tự chủ sẽ giảm tự tin, xấu hổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, không muốn hoà đồng vào cuộc sống cộng đồng. Ngoài ra để chăm sóc và điều trị bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ cũng khá tốn kém. Mặc dù tiểu tiện không tự chủ là một bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống nhưng do tâm lý xấu hổ và cho rằng tiểu tiện không tự chủ là một rối loạn tất yếu ở phụ nữ sau sinh đẻ và tuổi tác nên chỉ có khoảng 7-13% tỷ lệ phụ nữ bị bệnh đi khám.9 Kể từ khi nhà Sản-phụ khoa người mỹ Howard Kelly (1914) lần đầu tiên công bố về kỹ thuật điều trị tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức,10 nhiều nghiên cứu về tiểu tiện không tự chủ bao gồm: cơ chế bệnh sinh, các yếu tố nguy cơ, dịch tễ học, các phương pháp điều trị, các phương pháp chẩn đoán… đã được tiến hành nhằm giảm nhẹ bệnh tật cho phụ nữ. Tuy vậy tiểu tiện không tự chủ vẫn không được quan tâm ở một số nước. Niệu đạo của phụ nữ là một cấu trúc ngắn có thể biểu hiện ra một loạt các bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu gấp, rỉ nước tiểu và tiểu tiện không tự chủ. Để chẩn đoán căn nguyên của những triệu chứng này có thể khó khăn và nguyên nhân thường không thể phát hiện được khi khám sức khỏe. Trước đây, chụp X-quang bàng quang niệu đạo khi đi tiểu (VCUG) và chụp niệu đạo bằng ống thông bóng đôi đã được sử dụng để chẩn đoán. Gần đây hơn, chụp cộng hưởng từ đa bình diện độ phân giải cao (CHT) đã cải thiện đáng kể khả năng chẩn đoán bệnh lý niệu đạo, trong khi chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu (DP-MRI) theo trục niệu đạo, soi bàng quang và siêu âm cũng là những công cụ mạnh mẽ để tạo hình ảnh chức năng của niệu đạo, có thể đánh giá tình trạng sa sàn chậu và hiệu quả của các can thiệp phẫu thuật. Ở Việt Nam bệnh nhân bị SUI đến khám chưa nhiều, do trình độ hiểu biết còn thấp, tâm lý xấu hổ ngại ngùng và họ cho rằng đây là một tình trạng tất yếu của phụ nữ sau sinh đẻ, lớn tuổi và chấp nhận sống chung với nó. Mặt khác, các bác sĩ cũng thường bỏ qua bệnh lý này, thậm chí cho rằng đây là một bệnh lý không thể chữa khỏi. Bệnh lý tiểu tiện không tự chủ đặc biệt là tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức được xem như là một bệnh lý rất phổ biến nhưng ít được quan tâm một cách đúng mức. Tuy nhiên những năm gần đây, cùng với sự cải thiện về chất lượng cuộc sống, cập nhật thông tin, ngày càng nhiều phụ nữ đi khám vì tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức với mong muốn được chẩn đoán chính xác và được điều trị hiệu quả. Vấn đề chẩn đoán căn nguyên chính xác cho các bệnh nhân bị tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức để các bác sĩ Tiết niệu khoa và Sản-Phụ khoa lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân là điều mà các bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh đang quan tâm. Tại Việt Nam việc chẩn đoán tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức bằng CHT chỉ mới được áp dụng trong những năm gần đây và chỉ ở một số ít cơ sở, tuy CHT có rất nhiều giá trị trong việc chẩn đoán nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức” với 2 mục tiêu. 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong những trường hợp không có rối loạn tiểu tiện. 2. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3961
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Đề-tài-SUI-xong.-Dung (NOP THU VIEN).docx
  Tập tin giới hạn truy cập
7.66 MBMicrosoft Word XML
Đề-tài-SUI-xong.-Dung (NOP THU VIEN).pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.19 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.