Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3961
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHoàng, Đình Âu-
dc.contributor.authorVũ, Thị Dung-
dc.date.accessioned2022-11-14T02:40:06Z-
dc.date.available2022-11-14T02:40:06Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3961-
dc.description.abstractTiểu tiện không tự chủ (Uninary Incontinence) hay tình trạng són tiểu, theo định nghĩa của Hội tự chủ đại tiểu tiện quốc tế (International Continence Society- ICS) “Tiểu tiện không tự chủ hay són tiểu là tình trạng thoát nước tiểu ra ngoài lỗ niệu đạo ngoài không theo ý muốn, là một vấn đề xã hội, vệ sinh liên quan đến những than phiền về chất lượng cuộc sống”.1 Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ với tỉ lệ 27,6% (dao động từ 4,8%- 58,4%).2,3 Tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức chiếm tỉ lệ 49% trong tổng các bệnh nhân nữ tiểu tiện không tự chủ, bệnh xảy ra khi tăng áp lực trong ổ bụng như khi hắt hơi, ho, lao động nặng…4 Tiểu tiện không tự chủ không chỉ phổ biến ở phương Tây (ở Pháp tỷ lệ này là 37,6%, tăng dần theo tuổi) mà còn phổ biến ở cả Châu Á với tỷ lệ mắc khoảng 20%, ở Nhật Bản tỷ lệ mắc từ 7-10% ở phụ nữ dưới 65 tuổi và 10-15% ở phụ nữ trên 65 tuổi.5–7 Ở Việt Nam tình trạng tiểu tiện không tự chủ của nữ nhân viên bệnh viện Bạch Mai là 25,4%.8 Tiểu tiện không tự chủ là một gánh nặng tâm lý làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của phụ nữ, làm cho bệnh nhân mất khả năng tập trung dẫn đến giảm năng suất lao động. Phụ nữ bị tiểu tiện không tự chủ sẽ giảm tự tin, xấu hổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, không muốn hoà đồng vào cuộc sống cộng đồng. Ngoài ra để chăm sóc và điều trị bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ cũng khá tốn kém. Mặc dù tiểu tiện không tự chủ là một bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống nhưng do tâm lý xấu hổ và cho rằng tiểu tiện không tự chủ là một rối loạn tất yếu ở phụ nữ sau sinh đẻ và tuổi tác nên chỉ có khoảng 7-13% tỷ lệ phụ nữ bị bệnh đi khám.9 Kể từ khi nhà Sản-phụ khoa người mỹ Howard Kelly (1914) lần đầu tiên công bố về kỹ thuật điều trị tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức,10 nhiều nghiên cứu về tiểu tiện không tự chủ bao gồm: cơ chế bệnh sinh, các yếu tố nguy cơ, dịch tễ học, các phương pháp điều trị, các phương pháp chẩn đoán… đã được tiến hành nhằm giảm nhẹ bệnh tật cho phụ nữ. Tuy vậy tiểu tiện không tự chủ vẫn không được quan tâm ở một số nước. Niệu đạo của phụ nữ là một cấu trúc ngắn có thể biểu hiện ra một loạt các bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu gấp, rỉ nước tiểu và tiểu tiện không tự chủ. Để chẩn đoán căn nguyên của những triệu chứng này có thể khó khăn và nguyên nhân thường không thể phát hiện được khi khám sức khỏe. Trước đây, chụp X-quang bàng quang niệu đạo khi đi tiểu (VCUG) và chụp niệu đạo bằng ống thông bóng đôi đã được sử dụng để chẩn đoán. Gần đây hơn, chụp cộng hưởng từ đa bình diện độ phân giải cao (CHT) đã cải thiện đáng kể khả năng chẩn đoán bệnh lý niệu đạo, trong khi chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu (DP-MRI) theo trục niệu đạo, soi bàng quang và siêu âm cũng là những công cụ mạnh mẽ để tạo hình ảnh chức năng của niệu đạo, có thể đánh giá tình trạng sa sàn chậu và hiệu quả của các can thiệp phẫu thuật. Ở Việt Nam bệnh nhân bị SUI đến khám chưa nhiều, do trình độ hiểu biết còn thấp, tâm lý xấu hổ ngại ngùng và họ cho rằng đây là một tình trạng tất yếu của phụ nữ sau sinh đẻ, lớn tuổi và chấp nhận sống chung với nó. Mặt khác, các bác sĩ cũng thường bỏ qua bệnh lý này, thậm chí cho rằng đây là một bệnh lý không thể chữa khỏi. Bệnh lý tiểu tiện không tự chủ đặc biệt là tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức được xem như là một bệnh lý rất phổ biến nhưng ít được quan tâm một cách đúng mức. Tuy nhiên những năm gần đây, cùng với sự cải thiện về chất lượng cuộc sống, cập nhật thông tin, ngày càng nhiều phụ nữ đi khám vì tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức với mong muốn được chẩn đoán chính xác và được điều trị hiệu quả. Vấn đề chẩn đoán căn nguyên chính xác cho các bệnh nhân bị tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức để các bác sĩ Tiết niệu khoa và Sản-Phụ khoa lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân là điều mà các bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh đang quan tâm. Tại Việt Nam việc chẩn đoán tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức bằng CHT chỉ mới được áp dụng trong những năm gần đây và chỉ ở một số ít cơ sở, tuy CHT có rất nhiều giá trị trong việc chẩn đoán nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức” với 2 mục tiêu. 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong những trường hợp không có rối loạn tiểu tiện. 2. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Sơ lược giải phẫu sàn chậu, bàng quang và niệu đạo nữ 4 1.1.1. Sàn chậu 4 1.1.2. Bàng quang 5 1.1.3. Niệu đạo 8 1.1.4. Liên quan 10 1.1.5. Mối liên quan giữa tổn thương mô liên kết nâng đỡ ở các khoang và triệu chứng lâm sàng, sa các tạng vùng sàn chậu 12 1.2. Sinh lý bài tiết 12 1.2.1. Khi nghỉ 12 1.2.2. Khi gắng sức 13 1.3. Đại cương về tiểu tiện không tự chủ và tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 13 1.3.1. Định nghĩa 13 1.3.2. Phân loại tiểu tiện không tự chủ 13 1.3.3. Phân loại tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 14 1.3.4. Dịch tễ học 15 1.3.5. Cơ chế của tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 18 1.3.6. Yếu tố nguy cơ 20 1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 21 1.4.1. Cận lâm sàng 21 1.4.2. Điều trị bệnh tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 25 1.5. Đặc điểm hình ảnh niệu đạo nữ trên CHT trong bệnh tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 28 1.5.1. Các chuỗi xung chụp CHT niệu đạo nữ 28 1.5.2. Các đặc điểm hình ảnh và số đo trên chuỗi xung T2W độ phân giải cao (chuỗi xung tĩnh) ở bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 33 1.5.3. Các số đo trên chuỗi xung động (CINE) ở bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 36 1.6. Tình hình nghiên cứ trên thế giới và trong nước 39 1.6.1. Trên thế giới 39 1.6.2. Việt nam 41 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 42 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43 2.3. Phương pháp nghiên cứu 43 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 43 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 43 2.3.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu 43 2.3.4. Quy trình nghiên cứu 43 2.4. Phương tiện nghiên cứu 45 2.5. Sai số và khống chế 46 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 46 2.7. Các biến số nghiên cứu 47 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50 3.1. Đặc điểm chung 50 3.1.1. Phân bố theo tỉ lệ nhóm tuổi 50 3.1.2. Số lần sinh đẻ nhóm 1 51 3.1.3. Hình thức sinh đẻ 52 3.2. Đặc điểm lâm sàng 53 3.2.1. Thời gian bị tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 53 3.2.2. Mức độ tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức 54 3.3. Đặc điểm hình ảnh niệu đạo nữ trên các chuỗi xung HR T2W 55 3.3.1. Thể tích niệu đạo 55 3.3.2. Độ dày các lớp của niệu đạo 56 3.3.3. Bất thường các cấu trúc hỗ trợ quanh niệu đạo 57 3.4. Đặc điểm hình ảnh và số đo niệu đạo nữ trên các chuỗi xung động 58 Chương 4: BÀN LUẬN 64 4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 64 4.2. Đặc điểm lâm sàng 66 4.3. Đặc điểm hình ảnh và số đo niệu đạo nữ trên các chuỗi xung HR T2W 67 4.4. Đặc điểm hình ảnh niệu đạo nữ trên các chuỗi xung động 71 KẾT LUẬN 82 KIẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjecttiểu tiện không tự chủ khi gắng sứcvi_VN
dc.titlenghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ khi gắng sứcvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đề-tài-SUI-xong.-Dung (NOP THU VIEN).docx
  Restricted Access
7.66 MBMicrosoft Word XML
Đề-tài-SUI-xong.-Dung (NOP THU VIEN).pdf
  Restricted Access
3.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.