Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3928
Title: Đánh giá hiệu quả đốt sóng cao tần điều trị ung thư biểu mô tế bào gan theo LIRADS v.2018 trên cộng hưởng từ
Authors: Đào Duy, Tùng
Advisor: Bùi Văn, Giang
Keywords: ung thư biểu mô tế bào gan;đốt nhiệt sóng cao tần;đốt sóng cao tần;LIRADS;hcc;LI-RADS
Issue Date: 2022
Abstract: Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát (UTBMTBG) là một bệnh ác tính phổ biến. Hiện nay nó là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới1. Tần suất mắc bệnh khác nhau theo từng khu vực địa lí và chủng tộc. Theo công bố của cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế - Globocan 2020, tỉ lệ mắc ung thư gan cao vượt trội ở châu Á so với các châu lục khác, chiếm tới 72.5% trong tổng số các ca mắc mới; đặc biệt vùng Đông Á có tỉ lệ mắc khoảng 21/100.000 dân1. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư đứng hàng đầu về tỉ lệ tử vong do ung thư2. Ngày nay, điều trị UTBMTBG có nhiều phương pháp khác nhau. Chỉ định phương pháp điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Với các BN được phân loại giai đoạn Barcelona A có thể được chỉ định phẫu thuật triệt căn, ghép gan hoặc đốt u3, trong đó phẫu thuật cắt gan được coi là điều trị tối ưu. Mặc dù vậy tỉ lệ các trường hợp có khả năng phẫu thuật ở mức thấp (khoảng 15-20%), do BN thường kèm theo các bệnh lí gan mạn tính, bệnh lí nội khoa phối hợp, và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn4. Bên cạnh phẫu thuật thì ghép gan là phương pháp điều trị giải quyết được cả ung thư gan và bệnh lí nền gan xơ, tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân ghép gan hiện nay ở Việt Nam còn rất thấp do nguồn tạng ghép ít và chi phí điều trị cao. Chính vì vậy hiện nay ĐSCT được coi là một trong những phương pháp điều trị UTBMTBG cơ bản được nhiều trung tâm trên thế giới áp dụng do các ưu điểm: kết quả điều trị tương đối tốt, tỉ lệ tai biến thấp, giá thành hợp lí và có thể phát triển ra nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên qua các y văn, tỉ lệ tái phát tại chỗ và xuất hiện các nốt mới cùng phân thùy đối với UTBMTBG bằng đốt sóng cao tần còn cao (theo nghiên cứu của Yan.K và cộng sự tỉ lệ này tần lần lượt là 10.5% và 16.9%5). Do đó việc theo dõi sau điều trị đốt u là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Cộng hưởng từ hiện ngày càng được ưu tiên sử dụng. Ưu điểm của CHT là không có bức xạ, độ tương phản và phân giải cao, cho phép đánh giá đặc điểm hình thái đa dạng trên các chuỗi xung trước và sau tiêm. Ngoài ra các chuỗi xung đặc biệt, như cộng hưởng từ khuếch tán giúp cung cấp các thông tin về tổ chức mô, sự không toàn vẹn của tế bào và màng tế bào, giúp phân biệt mô u và không u. Với mục tiêu có sự thống nhất trong cách đánh giá giữa các nhà chẩn đoán hình ảnh và với các bác sĩ lâm sàng, đã có sự ra đời của các tiêu chí đánh giá đáp ứng của khối u sau điều trị. Trong đó Hiệp hội Điện quang Hoa Kì (American College of Radiology – ACR) có đưa ra một hệ thống chuẩn cgan – LI-RADS (Hệ thống dữ liệu và đọc kết quả chẩn đoán hình ảnh gan – Liver Imaging Reporting and Data System), và phiên bản cập nhật năm 2018 đã đưa ra các tiêu chí trong đánh giá đáp ứng của UTBMTBG sau các phương pháp điều trị tại chỗ. Trong nước chưa có nghiên cứu nào về đánh giá đáp ứng của ung thư biểu mô tế bào gan sau đốt sóng cao tần theo LI-RADS v.2018, đặc biệt trên hình ảnh cộng hưởng từ. Từ thực tiễn đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả đốt sóng cao tần điều trị ung thư biểu mô tế bào gan theo LI-RADS v.2018 trên cộng hưởng từ”, với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của ung thư biểu mô tế bào gan sau điều trị đốt sóng cao tần. 2. Đánh giá hiệu quả đốt sóng cao tần điều trị ung thư biểu mô tế bào gan theo LI-RADS v.2018 trên cộng hưởng từ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3928
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đào Duy Tùng - BSNT.pdf
  Restricted Access
3.56 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Đào Duy Tùng - BSNT.docx
  Restricted Access
14.81 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.