Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3920
Nhan đề: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh Basedow ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Tác giả: Nguyễn Viết, Nguyên
Người hướng dẫn: Ngô Thị Thu, Hương
Từ khoá: Basedow;Trẻ em
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Cường giáp trạng là tình trạng bệnh lý gây ra do tăng hormon tuyến giáp trong máu, trong đó 95% là do bệnh Basedow, bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan: tim mạch, thần kinh, mắt… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ em mắc bệnh Basedow tại bệnh viện Xanh Pôn và đánh giá kết quả điều trị bệnh Basedow ở trẻ em. Đối tượng nghiên cứu: 28 trẻ em đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Basedow vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ năm 2017 - 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh. Kết quả: Tuổi trung bình của trẻ là 11,0 ± 2,8 tuổi. Trẻ nữ mắc bệnh nhiều hơn trẻ nam với tỷ lệ là 4,6/1. 100% trẻ mắc bệnh có bướu cổ, chủ yếu bướu cổ độ I, II và bướu cổ lan tỏa. Triệu chứng lồi mắt: 60,7%. Có 2 trẻ nữ chậm dậy thì, 2 trẻ nữ bị vô kinh. Có 1 trẻ SDD thể thấp còi vừa, 4 trẻ SDD thể gầy còm vừa. 100% trẻ có nhịp tim nhanh, 2 trẻ có tăng huyết áp, 2 trẻ có hở van hai lá nhẹ và vừa trên siêu âm tim. 100% trẻ có TRAb tăng, nồng độ T3, FT4 tăng và nồng độ TSH thấp đến mức không đo được. Có 21 bệnh nhân đang điều trị duy trì, 2 bệnh nhân khỏi bệnh, 3 bệnh nhân tái phát sau khi ngừng thuốc; 2 bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. Triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt sau 3 tháng điều trị, triệu chứng run tay thay đổi chậm, 100% khỏi sau 12 tháng điều trị. Triệu chứng bướu cổ, lồi mắt không thay đổi sau 3 tháng điều trị, có giảm sau 12 tháng điều trị. 100% bệnh nhân tăng cân và có sự gia tăng đáng kể BMI z-score sau điều trị. TRAb giảm nhẹ sau 3 tháng và 100% trẻ giảm TRAb rõ rệt sau 12 tháng điều trị. Nồng độ FT4, T3 giảm rõ rệt sau 3 tháng và 12 tháng điều trị. Nồng độ TSH có tăng nhưng vẫn ở mức thấp sau 3 tháng, và tăng rõ rệt sau 12 tháng điều trị. Kết luận: Bệnh Basedow ảnh hưởng nhiều đến phát triển thể chất, thần kinh - tinh thần và rối loạn sinh dục ở trẻ, tỷ lệ chẩn đoán muộn còn cao cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng và trẻ được phát triển toàn diện.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3920
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
NGUYỄN VIẾT NGUYÊN-BSNT 45 - NHI KHOA.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.91 MBMicrosoft Word XML
NGUYỄN VIẾT NGUYÊN-BSNT 45 - NHI KHOA.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.21 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.