Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3858
Title: Đánh giá hiệu quả giảm đau của tiêm chọn lọc quanh rễ thần kinh C5-C7 dưới hướng dẫn siêu âm
Authors: Vũ, Hoa
Advisor: Phạm, Cường
Keywords: Tiêm chọn lọc quanh rễ thần kinh C5-C7;Dưới hướng dẫn siêu âm
Issue Date: 2022
Abstract: Trong những năm gần đây, bệnh lý đau rễ thần kinh (TK) cột sống cổ (CSC) trở nên rất phổ biến, gây tác động nhiều đến sức khỏe và tinh thần bệnh nhân (BN), làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và lao động. Trong một nghiên cứu hồi cứu thống kê trên một số lượng lớn thấy tỷ lệ có bệnh lý rễ TK cổ là 83 trên 100000 người. Theo nghiên cứu gần đây nhất của Schoenfeld và cộng sự, tỷ lệ này là 1 trên 1000 người mỗi năm, độ tuổi lớn hơn 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất. Bệnh lý rễ TK CSC xuất hiện khi các rễ bị kích thích gây đau từ cổ xuống vai và tay, các rễ thần kinh chi phối chủ yếu là rễ C5, C6, C7; có thể là hậu quả chèn ép từ đĩa đệm hoặc gai xương trong thoái hóa cột sống cổ hay do bệnh thoái hóa khớp cột sống, viêm rễ TK. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm và thoái hóa CSC. Đối với bệnh lý rễ TK cổ, điều trị bảo tồn là thiết yếu, điều trị phẫu thuật chỉ được đặt ra khi đau kéo dài khó điều trị hoặc có triệu chứng thiếu hụt chức năng TK mức độ nặng hoặc tiến triển. Điều trị bảo tồn nhằm giảm đau, hồi phục chức năng TK, ngăn ngừa tái phát và để bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường. Một trong số các phương pháp điều trị bảo tồn là tiêm thẩm phân corticoid.3 Và một bước tiến quan trọng của những kĩ thuật tiêm corticoid là nhờ vào sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ chính xác và độ an toàn của thủ thuật. Phương tiện đầu tiên được sử dụng là tiêm dưới màn huỳnh quang tăng sáng (Fluoroscopy- FL), theo sau đó là cắt lớp vi tính (CLVT) và siêu âm (SA). Các bằng chứng hiện tại đưa ra thì hiệu quả giảm đau và sự cải thiện chức năng là như nhau khi tiêm dưới hướng dẫn của FL, CLVT và SA. Tuy nhiên có một vài nghiên cứu báo cáo khi tiêm dưới FL có thể có biến chứng tử vong do tổn thương động mạch đốt sống hoặc nhồi máu tủy sống và thân não. Trong nghiên cứu của Ma và cộng sự tỷ lệ biến chứng của tiêm dưới FL là 1,64 %. Mặc dù gần đây nhiều tác giả sử dụng Steroid dạng không hạt và hướng tiếp cận rễ TK vào bờ sau của LLH, ngay trước diện khớp trên ở mặt phẳng chếch giúp giảm tỷ lệ biến chứng nhưng trên thực tế khi tiến hành tiêm dưới FL vẫn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương những mạch quan trọng nằm ở phía sau LLH, đây là nguồn cấp máu cho động mạch tủy trước. Theo McLean cho biết tỷ lệ biến chứng tiêm vào lòng mạch khi tiêm dưới FL là 17,9% và tăng lên 32,8% khi được kiểm tra lại bằng DSA.9 Còn CLVT, mặc dù có độ phân giải rất tốt về phần mềm nhưng cũng gặp khó khăn khi phát hiện và tránh các động mạch rễ và thời gian đưa kim vào vị trí đích lâu hơn so với dưới SA gấp 5 lần.7 Trong khi đó SA có ưu điểm riêng biệt là quan sát được các mạch máu lân cận trong phạm vi 2mm xung quanh đường đi của kim trước khi tiêm và sự lan tỏa của thuốc khi tiêm. Ngoài ra, tiêm dưới SA không có biến chứng dị ứng với thuốc cản quang, tránh phơi nhiễm tia X cho cả BN và nhân viên y tế đặc biệt trong trường hợp tiêm nhiều rễ. Phương pháp này đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên ở Việt Nam phương pháp này vẫn chưa được quan tâm rộng rãi, mới được triển khai tại một số ít bệnh viện lớn và chưa có đề tài nào đánh giá về hiệu quả cũng như tính an toàn của phương pháp. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: Đánh giá hiệu quả giảm đau của tiêm chọn lọc quanh rễ thần kinh C5-C7 dưới hướng dẫn siêu âm
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3858
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn9- HOA CH29- CĐHA (NOP THU VIEN).docx
  Restricted Access
4.21 MBMicrosoft Word XML
Luận văn9- HOA CH29- CĐHA (NOP THU VIEN).pdf
  Restricted Access
4.06 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.