Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3849
Nhan đề: Kết quả phác đồ phối hợp ketamin và benzodiazepin trong điều trị hội chứng cai rượu nặng
Tác giả: Dương Vương, Trung
Người hướng dẫn: Hà Trần, Hưng
Lê Quang, Thuận
Từ khoá: Hội chứng cai rượu;ketamin;benzodiazepin
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Hội chứng cai rượu (AWS) là dạng bệnh lý xuất hiện trên nền một người nghiện rượu vì một lý do nào đó (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tự ý, stress…) mà đột ngột bỏ rượu và xuất hiện các triệu chứng, rối loạn đặc biệt. Các biểu hiện của AWS nặng là co giật, ảo giác và sảng rung. Cơ chế gây ra tình trạng này liên quan đến sự mất cân bằng giữa hai hệ thống receptor GABA (Gamma Aminobutyric Acid) và NMDA (N-Methyl-D-Aspartat), nghiêng về hệ NMDA có tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Benzodiazepin (BZD) là thuốc điều trị chính AWS cấp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân nặng có thể phải dùng liều BZD rất cao và thường có tình trạng kháng BZD. Trong những trường hợp này, một số thuốc như ketamin, phenobarbital, propofol, haloperidol…có thể được sử dụng phối hợp thêm trong điều trị. Ketamin (KET) là thuốc đối vận thụ thể NMDA nên có thể là thuốc điều trị phối hợp trong điều trị AWS cấp đặt biệt là khi bệnh nhân đã có tình trạng kháng BZD. Đã có nghiên cứu cho thấy việc phối hợp KET và BZD trong điều trị AWS cấp có thể làm giảm liều BZD, giảm tỷ lệ đặt ống nội khí quản, giảm thời gian nằm ICU và nằm viện. Trong khi đó, diazepam (DZP) và KET là 2 loại thuốc có sẵn ở nhiều cơ sở y tế nên có thể sử dụng thuận tiện trong quá trình điều trị AWS cấp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc kết hợp 2 loại thuốc trên trong phác đồ điều trị AWS nặng chưa được nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả phác đồ phối hợp ketamin và benzodiazepin trong điều trị hội chứng cai rượu nặng” tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Qua nghiên cứu 25 bệnh nhân có AWS được điều trị bằng phác đồ phối hợp KET và DZP, rút ra mốt số kết luận như sau: 1. Hiệu quả phác đồ phối hợp KET và DZP trong điều trị AWS: - Phác đồ kiểm soát AWS thành công 92%, không có bệnh nhân tử vong. - Điểm CIWA-Ar cao nhất vào ngày đầu tiên và giảm dần vào các ngày sau đó khi thực hiện phác đồ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Liều KET ở 2 nhóm cắt cơn thất bại lớn hơn so với nhóm cắt cơn thành công, chủ yếu được sử dụng trong ngày đầu tiên nhập viện. - Liều DZP cao nhất trong ngày đầu và giảm dần trong các ngày sau đó khi phối hợp với KET. - Thời gian cắt cơn sảng: 4 (3-6) giờ. - Thời gian kéo dài AWS là 3,1 ± 1,81 ngày. - Thời gian nằm viện trung bình là 8 (7-11) ngày. - Có sự cải thiện tình trạng tiêu cơ vân cấp,chức năng gan trong quá trình điều trị. 2. Một số tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị phối hợp KET và DZP: - Tỷ lệ biến chứng ứ đọng đờm dãi là 8%, suy hô hấp là 4%, viêm phổi bệnh viện là 20%. Tỷ lệ phải đặt ống nội khí quản, thở máy là 8% - Gặp mạch nhanh ở 16% trường hợp và tăng huyết áp ở 12% trường hợp. - Không ảnh hưởng chức năng gan thận và điện giải. - Không có tác dụng phụ gây nghiện, dị ứng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3849
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luận văn CKII.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.72 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
Luận văn CKII.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
595.27 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.