Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3849
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHà Trần, Hưng-
dc.contributor.advisorLê Quang, Thuận-
dc.contributor.authorDương Vương, Trung-
dc.date.accessioned2022-11-03T02:35:22Z-
dc.date.available2022-11-03T02:35:22Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3849-
dc.description.abstractHội chứng cai rượu (AWS) là dạng bệnh lý xuất hiện trên nền một người nghiện rượu vì một lý do nào đó (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tự ý, stress…) mà đột ngột bỏ rượu và xuất hiện các triệu chứng, rối loạn đặc biệt. Các biểu hiện của AWS nặng là co giật, ảo giác và sảng rung. Cơ chế gây ra tình trạng này liên quan đến sự mất cân bằng giữa hai hệ thống receptor GABA (Gamma Aminobutyric Acid) và NMDA (N-Methyl-D-Aspartat), nghiêng về hệ NMDA có tác dụng kích thích thần kinh trung ương. Benzodiazepin (BZD) là thuốc điều trị chính AWS cấp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân nặng có thể phải dùng liều BZD rất cao và thường có tình trạng kháng BZD. Trong những trường hợp này, một số thuốc như ketamin, phenobarbital, propofol, haloperidol…có thể được sử dụng phối hợp thêm trong điều trị. Ketamin (KET) là thuốc đối vận thụ thể NMDA nên có thể là thuốc điều trị phối hợp trong điều trị AWS cấp đặt biệt là khi bệnh nhân đã có tình trạng kháng BZD. Đã có nghiên cứu cho thấy việc phối hợp KET và BZD trong điều trị AWS cấp có thể làm giảm liều BZD, giảm tỷ lệ đặt ống nội khí quản, giảm thời gian nằm ICU và nằm viện. Trong khi đó, diazepam (DZP) và KET là 2 loại thuốc có sẵn ở nhiều cơ sở y tế nên có thể sử dụng thuận tiện trong quá trình điều trị AWS cấp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc kết hợp 2 loại thuốc trên trong phác đồ điều trị AWS nặng chưa được nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả phác đồ phối hợp ketamin và benzodiazepin trong điều trị hội chứng cai rượu nặng” tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Qua nghiên cứu 25 bệnh nhân có AWS được điều trị bằng phác đồ phối hợp KET và DZP, rút ra mốt số kết luận như sau: 1. Hiệu quả phác đồ phối hợp KET và DZP trong điều trị AWS: - Phác đồ kiểm soát AWS thành công 92%, không có bệnh nhân tử vong. - Điểm CIWA-Ar cao nhất vào ngày đầu tiên và giảm dần vào các ngày sau đó khi thực hiện phác đồ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Liều KET ở 2 nhóm cắt cơn thất bại lớn hơn so với nhóm cắt cơn thành công, chủ yếu được sử dụng trong ngày đầu tiên nhập viện. - Liều DZP cao nhất trong ngày đầu và giảm dần trong các ngày sau đó khi phối hợp với KET. - Thời gian cắt cơn sảng: 4 (3-6) giờ. - Thời gian kéo dài AWS là 3,1 ± 1,81 ngày. - Thời gian nằm viện trung bình là 8 (7-11) ngày. - Có sự cải thiện tình trạng tiêu cơ vân cấp,chức năng gan trong quá trình điều trị. 2. Một số tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị phối hợp KET và DZP: - Tỷ lệ biến chứng ứ đọng đờm dãi là 8%, suy hô hấp là 4%, viêm phổi bệnh viện là 20%. Tỷ lệ phải đặt ống nội khí quản, thở máy là 8% - Gặp mạch nhanh ở 16% trường hợp và tăng huyết áp ở 12% trường hợp. - Không ảnh hưởng chức năng gan thận và điện giải. - Không có tác dụng phụ gây nghiện, dị ứng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Nghiện rượu và cơ chế tổn thương mạn tính do rượu 3 1.1.1. Các cơ chế gây độc mạn tính của rượu ethanol 3 1.1.2. Cơ chế gây rối loạn chuyển hóa do nghiện rượu 4 1.1.3. Chẩn đoán nghiện rượu 6 1.2. Hội chứng cai rượu 7 1.2.1. Định nghĩa 7 1.2.2. Sinh lý bệnh 7 1.2.3. Các yếu tố khởi phátAWS 10 1.2.4. Triệu chứng lâm sàngAWS 10 1.2.5. Cận lâm sàng trong AWS 13 1.2.6. Chẩn đoán AWS 14 1.2.7. Các bảng điểm đánh giá mức độ nặng AWS 15 1.2.8. Điều trị AWS 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30 2.2.2. Cỡ mẫu 30 2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30 2.2.4. Các phương tiện phục vụ nghiên cứu 30 2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 31 2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu 31 2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu 34 2.2.8. Phương pháp thu thập số liệu 35 2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu 35 2.2.10. Đạo đức nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đặc điểm chung 36 3.1.1. Đặc điểm về tuổi 36 3.1.2. Đặc điểm giới tính 36 3.1.3. Đặc điểm tiền sử bệnh 37 3.1.4. Thời gian nghiện rượu 37 3.1.5. Lượng rượu uống hằng ngày 38 3.1.6. Nguyên nhân ngừng uống rượu 39 3.1.7. Khoảng thời gian kể từ khi ngừng rượu đến khi vào viện 39 3.1.8. Dấu hiệu sinh tồn: M, HA, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2. 40 3.1.9. Điểm CIWA-Ar và điểm RASS khi nhập viện 40 3.1.10. Đặc điểm triệu chứng theo thang điểm CIWA-Ar 42 3.2. Hiệu quả phác đồ điều trị phối hợp KET và DZP 43 3.2.1. Kết quả chung 43 3.2.2. Liều thuốc KET 44 3.2.3. Liều thuốc DZP 44 3.2.4. Điểm CIWA-Ar sau mỗi lần tiêm ngắt quãng KET 45 3.2.5. Diễn biến điểm CIWA-Ar qua các ngày điều trị 46 3.2.6. Điểm RASS khi sử dụng phác đồ 46 3.2.7. Diễn biến nồng độ CK huyết thanh qua các ngày điều trị 47 3.2.8. Sự thay đổi về nồng độ AST, ALT huyết thanh 47 3.2.9. Sự thay đổi về khí máu động mạch ..............................................49 3.3. Tác dụng không mong muốn của điều trị phối hợp KET và DZP 49 3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên hô hấp 49 3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên tim mạch 50 3.3.3. Tác dụng mong muốn do gây nghiện, dị ứng 50 3.3.4. Tác dụng không mong muốn trên chức năng thận, điện giải 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52 4.1.1.Tuổi 52 4.1.2. Giới 52 4.1.3. Tiền sử bệnh lý 53 4.1.4. Thời gian nghiện rượu 53 4.1.5. Lượng rượu uống hằng ngày 54 4.1.6. Nguyên nhân ngừng uống rượu 55 4.1.7. Khoảng thời gian ngừng rượu đến khi xuất hiện AWS 55 4.1.8. Dấu hiệu sinh tồn 56 4.1.9. Điểm CIWA-Ar và điểm RASS khi nhập viện 56 4.1.10. Đặc điểm triệu chứng theo thang điểm CIWA-Ar 57 4.2. Hiệu quả phác đồ điều trị phối hợp KET và DZP 58 4.2.1. Kết quả chung 58 4.2.2. Liều điều trị KET theo phác đồ 59 4.2.3. Liều điều trị DZP theo phác đồ 59 4.2.4. Diễn biến điểm CIWA-Ar và RASS trong quá trình điều trị........60 4.2.5. Cải thiện tiêu cơ vân 61 4.2.6. Sự thay đổi về chức năng gan và khí máu động mạch 61 4.3. Tác dụng không mong muốn của điều trị phối hợp KET và DZP 63 KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHội chứng cai rượuvi_VN
dc.subjectketaminvi_VN
dc.subjectbenzodiazepinvi_VN
dc.titleKết quả phác đồ phối hợp ketamin và benzodiazepin trong điều trị hội chứng cai rượu nặngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn CKII.pdf
  Restricted Access
2.72 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn CKII.docx
  Restricted Access
595.27 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.