Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3682
Nhan đề: | Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020 và một số yếu tố liên quan |
Tác giả: | Hà, Đức Doanh |
Người hướng dẫn: | Phạm, Quang Thái |
Từ khoá: | COVID-19#Việt Nam#Dịch tễ#Lâm sàng#2020 |
Năm xuất bản: | 30/6/2022 |
Tóm tắt: | Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020, 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020. Đối tượng: Các bệnh nhân tại Việt Nam được xác định là dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trong năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: 1. Thời gian, địa điềm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với dữ liệu của ca bệnh trên toàn quốc. Thời gian: Các ca bệnh COVID-19 được Bộ Y tế công bố từ 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu loạt bệnh. 3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu toàn bộ 1465 bệnh nhân COVID-19 được Bộ Y tế công bố trong năm 2020, được tính từ bệnh nhân đầu tiên (BN001) đến bệnh nhân cuối cùng được công bố trong ngày 31/12/2020 (BN1465). Kết quả chính: Bệnh COVID-19 tại Việt Nam trong năm 2020 đã được khống chế mạnh mẽ với chỉ 1465 trường hợp được ghi nhận, thấp hơn nhiều so với thế giới. Đặc điểm chính của đợt dịch này là các vụ xâm nhập, các trường hợp dương tính chủ yếu là nhập cảnh kèm theo đó là một số ổ bùng phát tại các tỉnh, thành phố lớn và thường được khống chế ngay. Phần lớn các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng tại thời điểm được phát hiện, các bệnh nhân có triệu chứng thường có các biểu hiện giống như bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng. Thời gian điều trị tới khi âm tính hoàn toàn trung bình là 29 ngày. Bệnh nhân có xét nghiệm tái dương tính hoặc cần hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị là yếu tố làm tăng thời gian nằm viện. Trong giai đoạn này, bệnh có tỷ lệ chết/mắc là 3% và những bệnh nhân tử vong chủ yếu thuộc nhóm người cao tuổi (trên 40 tuổi), có bệnh lý nền và đều là người Việt Nam. Do liên tục đánh giá tình trạng nhiễm vi rút ở các bệnh nhân dù đã khỏi, nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ đáng kể bệnh nhân sau khi điều trị khỏi lần đầu có xét nghiệm PCR tái dương tính (2,5%). Bệnh nhân có triệu chứng tại thời điểm phát hiện có nguy cơ tái dương tính cao hơn, trong khi đó người có quốc tịch Việt Nam ít gặp nguy cơ này. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3682 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
BSNTYHDP2022_05200008.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.17 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn | |
Luận văn Hà Đức Doanh - Nội trú K45 Y học Dự phòng.docx Tập tin giới hạn truy cập | 8.05 MB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.