Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3682
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Quang Thái-
dc.contributor.authorHà, Đức Doanh-
dc.date.accessioned2022-08-03T04:23:32Z-
dc.date.available2022-08-03T04:23:32Z-
dc.date.issued2022-06-30-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3682-
dc.description.abstractMục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020, 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020. Đối tượng: Các bệnh nhân tại Việt Nam được xác định là dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trong năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: 1. Thời gian, địa điềm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với dữ liệu của ca bệnh trên toàn quốc. Thời gian: Các ca bệnh COVID-19 được Bộ Y tế công bố từ 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu loạt bệnh. 3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu toàn bộ 1465 bệnh nhân COVID-19 được Bộ Y tế công bố trong năm 2020, được tính từ bệnh nhân đầu tiên (BN001) đến bệnh nhân cuối cùng được công bố trong ngày 31/12/2020 (BN1465). Kết quả chính: Bệnh COVID-19 tại Việt Nam trong năm 2020 đã được khống chế mạnh mẽ với chỉ 1465 trường hợp được ghi nhận, thấp hơn nhiều so với thế giới. Đặc điểm chính của đợt dịch này là các vụ xâm nhập, các trường hợp dương tính chủ yếu là nhập cảnh kèm theo đó là một số ổ bùng phát tại các tỉnh, thành phố lớn và thường được khống chế ngay. Phần lớn các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng tại thời điểm được phát hiện, các bệnh nhân có triệu chứng thường có các biểu hiện giống như bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng. Thời gian điều trị tới khi âm tính hoàn toàn trung bình là 29 ngày. Bệnh nhân có xét nghiệm tái dương tính hoặc cần hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị là yếu tố làm tăng thời gian nằm viện. Trong giai đoạn này, bệnh có tỷ lệ chết/mắc là 3% và những bệnh nhân tử vong chủ yếu thuộc nhóm người cao tuổi (trên 40 tuổi), có bệnh lý nền và đều là người Việt Nam. Do liên tục đánh giá tình trạng nhiễm vi rút ở các bệnh nhân dù đã khỏi, nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ đáng kể bệnh nhân sau khi điều trị khỏi lần đầu có xét nghiệm PCR tái dương tính (2,5%). Bệnh nhân có triệu chứng tại thời điểm phát hiện có nguy cơ tái dương tính cao hơn, trong khi đó người có quốc tịch Việt Nam ít gặp nguy cơ này.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đặc điểm của vi rút SARS-CoV-2 3 1.2. Đặc điểm dịch tễ của vi rút SARS-CoV-2 và dịch COVID-19 4 1.2.1. Con đường lây truyền 4 1.2.2. Thời kỳ ủ bệnh và khoảng thời gian có nguy cơ lây truyền 5 1.2.3. Tốc độ lây truyền 5 1.2.4. Diễn biến theo thời gian của đại dịch COVID-19 6 1.2.5. Phân bố theo địa lý của dịch COVID-19 9 1.2.6. Đặc điểm về con người trong đại dịch COVID-19 9 1.2.7. Tỉ lệ tử vong 10 1.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh COVID-19 11 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng 11 1.3.2. Phân loại mức độ lâm sàng 12 1.4. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh COVID-19 14 1.5. Một số nghiên cứu tại trên thế giới và tại Việt Nam. 15 1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới 15 1.5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.1. Thời gian, địa điềm nghiên cứu 22 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 23 2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 23 2.2.4. Biến số nghiên cứu 23 2.2.5. Nguồn số liệu 27 2.2.6. Quản lí và thu thập số liệu 27 2.2.7. Phân tích và xử lí số liệu 27 2.2.8. Sai số và cách khắc phục 28 2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đặc điểm dịch tễ 29 3.1.1. Đặc điểm ca bệnh theo giới 29 3.1.2. Đặc điểm ca bệnh theo tuổi 29 3.1.3. Đặc điểm ca bệnh theo quốc tịch 30 3.1.4. Đặc điểm ca bệnh theo địa lý 33 3.1.5. Diễn biến ca bệnh theo thời gian 36 3.1.6. Đặc điểm ca bệnh theo nguồn lây 36 3.1.7. Nghề nghiệp của các ca bệnh 40 3.1.8. Đặc điểm lây nhiễm của ca bệnh 41 3.2. Đặc điểm lâm sàng 45 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 45 3.2.2. Bệnh lý nền 47 3.2.3. Kết quả điều trị 49 3.2.4. Thời gian điều trị 50 3.2.5. Biện pháp hỗ trợ hô hấp 51 3.2.6. Xét nghiệm PCR 53 3.3. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân 55 3.3.1. Yếu tố liên quan đến triệu chứng 55 3.3.2. Yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở các bệnh nhân đã kết thúc điều trị 57 3.3.3. Yếu tố liên quan đến thời gian điều trị ở các bệnh nhân đã kết thúc điều trị 59 3.3.4. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tái dương tính ở các bệnh nhân khỏi bệnh 62 CHƯƠNG 4: 65BÀN LUẬN 65 4.1. Đặc điểm dịch tễ học 65 4.1.1. Tổng số ca bệnh 65 4.1.2. Tuổi và giới tính 65 4.1.3. Quốc tịch 66 4.1.4. Thời gian và địa lý 66 4.1.5. Nguồn lây 67 4.1.6. Nghề nghiệp và hoàn cảnh tiếp xúc 68 4.2. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan 69 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 69 4.2.2. Xét nghiệm PCR 72 4.2.3. Kết quả điều trị 75 4.2.4. Thời gian điều trị 78 4.3. Hạn chế của nghiên cứu 81 KẾT LUẬN 82 KHUYẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCOVID-19#Việt Nam#Dịch tễ#Lâm sàng#2020vi_VN
dc.titleĐặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam năm 2020 và một số yếu tố liên quanvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
BSNTYHDP2022_05200008.pdf
  Restricted Access
2.17 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn Hà Đức Doanh - Nội trú K45 Y học Dự phòng.docx
  Restricted Access
8.05 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.