Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3613
Nhan đề: | Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò của GenoType MTBDRplus trong chẩn đoán lao hạch ngoại biên |
Tác giả: | Nguyễn, Văn Trọng |
Người hướng dẫn: | Nguyễn, Thu Hà |
Từ khoá: | Genotype MTBDRplus;hạch ngoại biên |
Năm xuất bản: | 2/3/2022 |
Nhà xuất bản: | Đại Học Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Qua nghiên cứu 76 bệnh nhân LHNB ở người lớn điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2021, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng LHNB ở người lớn - LHNB hay gặp ở nữ giới (63.2%), tỷ lệ nam:nữ là 1:1,7. Độ tuổi trung bình là 39.5; nhóm tuổi 20 đến 39 tuổi hay gặp nhất, chiếm 50%. - Nghề nghiệp tự do chiếm tỷ lệ cao nhất 32.9% trong số bệnh nhân LHNB - Tỷ lệ nhiễm HIV là 11.8%; 7,9% số bệnh nhân LHNB bị tái phát. - LNHB phối hợp với lao phổi 40.8%. - Lý do vào viện chủ yếu là sưng hạch (57.8%). - Thời gian mắc bệnh đa số từ 1 - 2 tháng (38.2%). - Hạch cổ chiếm 82.9%. Hạch thường ở một bên (76.3%). Hạch cổ bên phải nhiều hơn bên trái chiếm 43.4%. Kích thước ≤3 cm chiếm 84.2%, trung bình 2,7 cm. Số lượng hay gặp là nhiều hạch chiếm 84.2% - Tính chất hạch :mật độ chắc 78.9%, không đau hoặc ít đau 76.3%, kém di động 71.1%, không rò 86.8%, không tấy đỏ 63.2%. - Số lượng bạch cầu trung bình trong LHNB 8.4 G/L. 51.3 có thiếu máu trong đó thiếu máu nhẹ, trung bình lần lượt là 21.1%, 27.7%. - 56,6% bệnh nhân có bất thường trên XQuang/ CVLT ngực, tổn thương hay gặp nhất là tổn thương nốt (42.1%). - Chọc hút tế bào gợi ý lao 93.5% trường hợp, tổn thương lao điển hình chiếm 76.5%. Mô bệnh có tổn thương lao trong 97%, trong đó 92.6% tổn thương nang lao điển hình. Tế bào học phù hợp với mô bệnh 84.6%. - Nuôi cấy MGIT hạch dương tính 73.7 %. Soi đờm trực tiếp và cấy đờm/dịch phế quản dương tính 4% và 4%. 2. Vai trò của Genotype MTBDRplus trong chẩn đoán LHNB - Genotype MTBDRplus tìm thấy vi khuẩn lao với tỷ lệ cao trong các xét nghiệm vi sinh (73.7%). - Độ nhạy khi so sánh với nuôi cấy BACTEC MGIT là 83.9%. - Genotype MTBDRplus cho tỷ lệ dương tính cao hơn khi làm trên bệnh phẩm mổ hạch so với chọc hút (82.9% và 70,8%). - Genotype MTBDRplus phát hiện 2/56 trường hợp kháng Rifampicin chiếm 3.6%, 7/56 trường hợp kháng Isoniazid chiếm 12.5%, 1/56 trường hợp kháng cả Rifampicin và Isoniazid chiếm 1,8%. - Một số yếu tố trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mới tương quan đến xét nghiệm Genotype MTBDRplus do có thể cỡ mẫu nhỏ hoặc đặc điểm nghiên cứu ở nhóm đối tượng đặc biệt - Kết hợp các xét nghiệm (Genotype MTBDRplus + MGIT hạch) làm tăng tỷ lệ phát hiện vi khuẩn lao lên đến 85.5%. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3613 |
Bộ sưu tập: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2022NTnguyenvantrong.docx Tập tin giới hạn truy cập | 1.49 MB | Microsoft Word XML | ||
2022NTnguyenvantrong.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.74 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.