Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3545
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY BÚI GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN ĐỂ CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP PARTO
Tác giả: TRẦN, THỊ QUỲNH
Người hướng dẫn: VŨ, ĐĂNG LƯU
Từ khoá: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Xơ gan (XG) là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC) là một trong các tiến triển tất yếu của XG. Một trong các biến chứng nặng nề và có tỉ lệ tử vong cao nhất của TALTMC là chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ), tĩnh mạch dạ dày (TMDD). Giãn TMDD là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân (BN) có hội chứng TALTMC, mặc dù có tỷ lệ mắc và tỷ lệ vỡ búi giãn thấp hơn so với giãn TMTQ, nhưng khi vỡ lại có nguy có tử vong cao hơn, có thể từ 14-45% 1 . Điều trị gồm có dùng thuốc, can thiệp qua nội soi, phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Với đặc điểm giải phẫu của búi giãn TMDD, đó là đa số các búi giãn đều dẫn lưu về TM chủ dưới thông qua shunt vị thận, chính vì thế can thiệp nội mạch ngược dòng có thể làm tắc búi giãn và luồng shunt về tĩnh mạch thận, dẫn đến tiệt trừ búi giãn. Kỹ thuật nút tĩnh mạch phình vị ngược dòng qua catheter có bóng chèn (BRTO) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1996 bởi Kanagawa và cộng sự. Đến nay, kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước châu Âu, châu Mỹ). Đây là kỹ thuật xâm nhập tối thiểu, an toàn và hiệu quả cầm máu, ngăn ngừa tái phát cao trong bệnh lý giãn TMDD 2 . Gần đây, kỹ thuật BRTO đã đươc cải tiến thành kỹ thuật PARTO (Plug Assisted Retrograde Transvenous Obliteration), với ưu điểm là tỷ lệ thành công cao, thời gian can thiệp ngắn, vì thế có thể triển khai rộng rãi, ngay cả trường hợp đang chảy máu. Kỹ thuật này đã được triển khải ở nhiều nước như Nhật bản và Hàn quốc. Hiệu quả của những phương pháp này phụ thuộc vào việc phải xác định chính xác đầy đủ nguồn cấp máu và mạch dẫn lưu của búi giãn tĩnh mạch dạ dày. Vì vậy việc nhận định được giải phẫu, hình thái và vị trí của các búi giãn tĩnh mạch dạ dày rất có ý nghĩa đối với các bác sĩ can thiệp mạch nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được các biến chứng. 2 Việc chẩn đoán giãn tĩnh mạch dạ dày có thể được thực hiện với nội soi hoặc siêu âm nội soi, tuy nhiên các phương pháp này không cung cấp thông tin chi tiết về nguồn tĩnh mạch đến, tĩnh mạch đi và các luồng shunt đặc biệt như shunt vị thận, vị chủ, vị lách…, điều mà các bác sĩ can thiệp mạch rất cần. Nhược điểm này được khắc phục với phương pháp chụp CLVT đa dãy hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để thu được những thông tin này. Với phương pháp DSA thì bệnh nhân sẽ nhận một liều tia X và thuốc cản quang tương đối lớn, trong khi chúng ta có thể thực hiện chụp CLVT cho bệnh nhân với một liều tia X và thuốc cản quang ít hơn, vừa để phát hiện xơ gan có giãn tĩnh mạch dạ dày, vừa để xác định tĩnh mạch đến, tĩnh mạch đi và các luồng shunt liên quan, nhất là với sự xuất hiện của các máy chụp CLVT 128 dãy, 256 dãy. Các máy chụp CLVT này với tính ưu việt trong chẩn đoán các bệnh mạch máu và tái tạo dựng ảnh hệ thống động mạch, trong đó có bệnh lý giãn tĩnh mạch dạ dày trên bệnh nhân xơ gan. Hiện nay, như chúng tôi tìm hiểu thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) ở bệnh nhân xơ gan, do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên bệnh nhân xơ gan để chỉ định PARTO” với mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên cắt lớp vi tính đa dãy và phân loại theo Kiyosue 2. Đối chiếu cắt lớp vi tính đa dãy với DSA hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở các bệnh nhân có can thiệp ngược dòng PARTO
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3545
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0607.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
4.95 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.