Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3517
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẠ TRỊ GIẢM SỐ PHÂN LIỀU SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ
Tác giả: NGUYỄN, SỸ CẦN
Người hướng dẫn: Nguyễn, Văn Hiếu
Võ, Văn Xuân
Từ khoá: Ung thư;8720108
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Ung thư vú (UTV) là bệnh phổ biến tại nhiều nước, theo Theo GLOBOCAN năm 20181 , UTV là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất (xếp thứ 4 , chiếm 11,6 % trong tất cả các loại ung thư), là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư phổi ở phụ nữ trên toàn cầu 1,2 . Điều trị UTV bằng phương pháp đa mô thức, kết hợp giữa phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết, miễn dịch. Các phương pháp phẫu thuật có thể cắt tuyến vú mở rộng, cắt tuyến vú triệt căn hoặc phẫu thuật bảo tồn kèm theo nạo vét hạch nách hoặc không3,4 . Hiện nay bệnh ung thư có xu hướng trẻ hóa, trong đó có bệnh UTV, tỷ lệ ung thư được phát hiện sớm ngày càng cao do tình trạng dân trí ngày càng tăng5 . Tùy từng giai đoạn, tùy từng chỉ định, điều trị UTV có phẫu thuật bảo tồn hoặc phẫu thuật triệt căn. Tùy theo nhóm tuổi, yếu tố nguy cơ cao, tình trạng di căn hạch, thụ thể nội tiết bộ ba âm tính thì vấn đề chỉ định xạ trị được đặt ra; có thể kết hợp với hóa chất, nội tiết hay miễn dịch tùy từng nhóm3,6 . Cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ, xạ trị UTV ngày càng tiến bộ. Từ xạ trị 2D, 3D, đến kỹ thuật IMRT, VMAT, làm hạn chế tái phát tại chỗ, nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra sau này. Các biến chứng sớm hay biến chứng muộn như cháy da, xạ da, xơ hóa da tổ chức dưới da, thành ngực; xơ hóa hệ thống mạch nách, xơ hóa bạch mạch, phù tay voi…tuy nhiên các kỹ thuật cao trong xạ trị đòi hỏi các trang thiết bị đắt tiền, bệnh nhân phải chi trả số tiền lớn, không phù hợp với phần lớn người dân ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các kỹ thuật xạ trị liều thường quy 50Gy/25fr, có thể bổ trợ 1015 Gy cho vị trí u nếu phẫu thuật bảo tồn, làm giảm khả năng tái phát tại chỗ, tại 2 vùng. Nay giảm số phân liều xạ trong điều trị ung thư vú sau mổ dựa trên cơ sở khoa học là nghiên cứu và tìm hiểu kỹ vai trò sinh học phóng xạ, liều sinh học tương đương, các tác giả phương tây (Anh, Mỹ, Canada…) cũng nhu các nước Châu Á ( Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…) tiến hành vê kỹ thuật giảm số phân liều trong điều trị ung thư vú cho kết quả tương đương về độ kiểm soát bệnh tại chỗ, tại vùng cũng như độc tính mô lành. Liều được sử dụng sử dụng trong kỹ thuật giảm số phân liều xạ trị cho ung thư vú được NCCN khuyến cáo là 42,6 Gy, phân liều 2,66 Gy. Theo FNCA (tiến hành tại Nhật bản và các nước thành viên), tổng liều 43,2 Gy phân liều 2,7 đối với diện vú và thành ngực. Xạ trị nâng liều vị trí u 8,1 Gy/3fr. Kết quả này tương đương như xạ trị liều thường quy, kiểm soát tốt tỷ lệ tái phát tại chỗ, tại vùng; giảm độc tính và nhằm tạo điều kiện cho bệnh nhân có thời gian nằm viện ngắn hơn3,7,8 . Tại Việt Nam hiện nay một số bệnh viện, trung tâm lớn đang thực hiện ở quy mô nhỏ, số lượng ít, không thường quy. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả xạ trị giảm số phân liều sau phẫu thuật ung thư vú”, 43,2Gy/16 phân liều nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư vú giai đoạn sớm T1-2N0-1M0. 2. Đánh giá bước đầu kết quả xạ trị giảm số phân liều điều trị ung thư vú sau phẫu thuật tại bệnh viện K năm 2018-2019
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3517
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0601.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.25 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.