Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3452
Nhan đề: NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ XỬ TRÍ SẢN KHOA CỦA THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ ĐẺ ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Tác giả: HOÀNG, TUẤN LINH
Người hướng dẫn: NGUYỄN, MẠNH THẮNG
Từ khoá: Sản phụ khoa;8720105
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một thể của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng ngày càng tăng, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam 1 . Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ĐTĐTK “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”1 . Có nhiều bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa ĐTĐTK với tăng tỷ lệ các biến cố chu sinh ở mẹ và thai nhi như tiền sản giật, sảy thai, thai chết lưu, thai to gây đẻ khó, ngạt sơ sinh2 . Trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị ĐTĐTK có nguy cơ cao bị hạ đường máu, vàng da và nguy cơ bị béo phì, ĐTĐ týp 23 . Khoảng 30-50% phụ nữ mắc ĐTĐTK sẽ tiếp tục mắc ĐTĐTK trong lần mang thai tiếp theo, và có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 về sau 4 . So với phụ nữ da trắng, phụ nữ vùng Đông Nam Á có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao hơn 7,6 lần 5 . Việt Nam là nước nằm trong vùng có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao. Tỷ lệ ĐTĐTK ở nước ta dao động từ 3,6 - 39%, thay đổi tuỳ theo vùng miền. Nhiều công trình nghiên cứu về ĐTĐTK đã được thực hiện, nhờ đó những hiểu biết về bệnh và việc kiểm soát bệnh càng ngày càng đạt được hiệu quả tốt. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, tỉ lệ thai phụ điều trị quản lí và điều trị ĐTĐTK ngày càng phức tạp. Triển khai tầm soát và xác định tỷ lệ ĐTĐTK, tìm kiếm các giải pháp theo dõi, quản lý thai nghén với thai phụ mắc ĐTĐTK, sự chia sẻ thông tin giữa bác sĩ nội tiết, bác sĩ sản khoa, các cơ sở quản lý thai nghén và thai phụ là rất cần thiết trong tình hình hiện tại. Câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra là: Tỷ lệ mổ đẻ, đẻ thường của thai phụ đái tháo đường đẻ đủ tháng ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương phân 2 bố như thế nào? Có yếu tố nguy cơ nào đặc trưng? Kết quả sản khoa liên quan tới sơ sinh ra làm sao? Cách tư vấn điều trị, quản lý, theo dõi thai nghén như thế nào là phù hợp nhất nhằm đưa lại kết quả thai nghén tốt nhất cho sản phụ và gia đình? Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thái độ xử trí sản khoa của thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ đủ tháng tại bệnh viện phụ sản Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ đủ tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2019-2020. 2. Nhận xét kết quả sản khoa ở nhóm thai phụ đái tháo đường thai kỳ đẻ đủ tháng
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3452
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0557.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.02 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.