Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3339
Nhan đề: | Đánh giá kết quả điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn FIGO IB1 và IIA1 bằng phương pháp phẫu thuật tại bệnh viện K |
Tác giả: | Nguyễn Trọng, Diệp |
Người hướng dẫn: | Nguyễn Văn, Tuyên |
Từ khoá: | Ung thư;Cổ tử cung;Phẫu thuật;Kết quả điều trị |
Năm xuất bản: | 2021 |
Tóm tắt: | Mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn FIGO IB1 và IIA1 được phẫu thuật triệt căn ngay từ đầu tại bệnh viện K từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 1 năm 2019; 2. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 158 bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1-IIA1. Kết quả: Tuổi trung bình: 50 ± 10,4 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất là trong khoảng 41-60 tuổi (63,2%). Hầu hết BN đi khám vì có triệu chứng lâm sàng (96,8%), ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục là triệu trứng thường gặp nhất (70,3%). U thể sùi chiếm 59,5%, còn lại là thể loét và/hoặc thâm nhiễm(40,5%). Kích thước u trung bình: 2,7 ± 0,9cm; 35,4% trường hợp kích thước u ≤ 2cm; 64,6% trường hợp kích thước >2cm. Loại mô bệnh học hay gặp nhất là UTBM vảy (72,2%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố: kích thước u, tình trạng di căn hạch chậu, mức độ DSI và tình LVSI với đại thể u (p<0,0001). U thể loét và/hoặc thâm nhiễm có kích thước u lớn hơn, tỉ lệ di căn hạch nhiều hơn, mức độ DSI sâu hơn và tỉ lệ LVSI dương tính lớn hơn so với thể exophytic. Tỷ lệ di căn hạch chậu sau PT là 18,4%. Di căn hạch chậu liên quan có ý nghĩa thống kê với: giai đoạn đoạn bệnh, kích thước u, mức độ DSI, tình trạng LVSI (p<0,0001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ di căn hạch chậu ở các loại mô bệnh học và độ mô học (p=0,111 và p=0,209). Tỉ lệ bảo tồn buồng trứng là 30%. Tỉ lệ điều trị bổ trợ sau PT là 45,6%. Thời gian OS trung bình: 65,0 ± 0,9 tháng. Tỉ lệ OS 3 năm là 94,8%; 5 năm là 88,8%. Thời gian DFS trung bình là: 61,4±1,3 tháng. Tỉ lệ DFS 3 năm, 5 năm lần lượt là 86,6% và 81,9%. Giai đoạn bệnh IIA1, kích thước u > 2cm, u thể endophytic, di căn hạch chậu sau PT, số lượng hạch chậu di căn ≥ 2 hạch, loại mô bệnh học không phải UTBM vảy, DSI sâu, LVSI dương tính là các yếu tố làm giảm thời gian OS, DFS trong phân tích đơn biến (p<0.05). Trong phân tích đa biến, số lượng hạch chậu di căn là yếu tố duy nhất ảnh hưởng độc lập đến OS (HR=2,648, 95%CI: 1,012-6,929, p=0,047) và mức độ DSI là yếu tố duy nhất ảnh hưởng độc lập đến DFS (HR=3,987, 95%CI: 1,466-10,845, p=0,007). Không có tử vong do tai biến, biến chứng trong và sau PT. Biến chứng cấp tính hay gặp nhất sau phẫu thuật là bí tiểu (12,7%). Biến chứng mạn tính hay gặp nhất sau điều trị là viêm trực tràng chảy máu ở nhóm BN được XT sau PT (43,7%).Kết luận: PT triệt căn UT cổ tử cung là phương điều trị an toàn, hiệu quả cao đối với các BN có giai đoạn FIGO IB1-IIA1 nếu không có chống chỉ định PT. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3339 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
LV CKII Nguyễn Trọng Diệp - Chuyên ngành - Ung thư.doc Tập tin giới hạn truy cập | 2.13 MB | Microsoft Word | ||
LV CKII Nguyễn Trọng Diệp - Chuyên ngành - Ung thư.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.62 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.